Ví dụ trong quan hệ tình dục, nữ thường nhắm mắt cả trong bóng tối để không bị phân tán, buông thả cho khoái cảm tự do bay bổng. Trái lại, nam giới ưa mở mắt để quan sát diễn biến ở bạn tình. Thính giác cả hai nhạy bén hơn để nghe ngóng động tĩnh xung quanh (bản năng cảnh giác lưu truyền từ giới động vật).
Trong hành động tình dục, người ta thường nói nhỏ, thầm thì. Vì vậy, khi quan hệ tình dục trong khung cảnh không có sự riêng tư thì nhiều phụ nữ không thể bộc lộ cảm xúc, dẫn đến sự ức chế đến mức không thể chấp nhận chung đụng do đau vì co thắt âm đạo.
Khoái cảm tình dục tăng lan tỏa toàn bộ vỏ não, nhất là khi cảm giác đỉnh điểm sắp xảy ra, mọi dè dặt, quyết tâm dần dần tan biến. Đây là lúc người ta yếu đuối nhất và hoàn toàn nhường chỗ cho trạng thái hưng phấn tình dục; chỉ có sự dễ chịu là đáng kể, quên hết lo lắng về những hiểm nguy.
Chính vì điều này mà nhiều em gái tuổi vị thành niên đã không thể kiềm chế, dẫn đến có thai ngoài ý muốn với nhiều hậu quả tai hại. Những biện pháp tránh thai cũng trở nên khó khăn trong giai đoạn chuẩn bị có khoái cực, xuất tinh ngoài âm đạo thường khó khăn với nam giới vì đúng lúc phải buông thả theo quy luật sinh lý thì lại phải làm điều ngược lại.
Một dẫn chứng nữa về mối quan hệ giữa khoái cảm tình dục và hành vi ứng xử là sự tự phát những cử chỉ âu yếm, trìu mến. Lời nói và cử chỉ âu yếm của nhiều người nữ lúc này là tự phát và chân thành. Vì vậy, họ có thể thốt ra những mong muốn thầm kín, thường vẫn chịu sự ức chế của ý thức trong điều kiện bình thường của cuộc sống.
Đó là lúc bạn tình nữ dễ bộc lộ “cái tôi tính dục thầm kín nhất của mình” và làm ngạc nhiên bạn tình nam bằng những đòi hỏi hay lời nói táo bạo. Biểu hiện này là bình thường, là hệ quả của mối tương tác giữa khoái cảm tình dục với các trung tâm chi phối cảm xúc trong não và không có gì đáng chê trách về phương diện đạo đức.
Cũng nên biết rằng biểu hiện của phụ nữ như đã nêu ở trên chỉ xảy ra với những đôi bạn tình/vợ chồng có tình yêu chân thành. Với những cuộc tình “mua bán” hay với những đôi bạn tình có nhiều xung đột thì khó có sự phát triển tự động của những trung tâm chi phối cảm xúc.
Theo Bác sĩ Đào Xuân Dũng (Chuyên gia tình dục học) / Người Lao Động
Bình luận (0)