Ông Sử Thanh Hoài, Phó chủ tịch UBND H.Lạc Dương (Lâm Đồng), cho biết là huyện có đồng bào dân tộc chiếm 73% dân số, nên trước khi vào năm học mới khoảng một tháng, UBND huyện và ngành giáo dục đã có văn bản chỉ đạo UBND các xã và trường học vận động cha mẹ HS cho con em đến lớp.
Xã Đưng K’nơh thành lập Ban Vận động HS tới lớp do phó chủ tịch xã làm trưởng ban. Ban này trực tiếp làm việc với các trường, già làng, trưởng thôn… để cùng các gia đình khuyên bảo, động viên con em tới lớp học. Thầy Nguyễn Đặng Nho, Hiệu trưởng Trường TH và THCS Đưng K’nơh, cho biết trước ngày tựu trường 2 tuần, các thầy cô tìm tới từng gia đình ở thôn Đưng Trang với 100% bà con dân tộc, cách trung tâm xã hơn 8 km đường rừng, để vận động con em đến lớp. Vào mùa mưa thôn Đưng Trang gần như bị cô lập nên được ban giám hiệu đặc biệt quan tâm.
tin liên quan
Tuyển sinh lớp 10 năm 2018 tại TP.HCM: Môn toán sẽ có nhiều thay đổi nhấtĐể tránh việc thí sinh bất ngờ trước sự thay đổi về đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2018, Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức công bố những điểm mới trong định hướng biên soạn đề thi giúp giáo viên và học sinh lớp 9 năm học 2017 - 2018 có sự chuẩn bị.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho HS thôn Đưng Trang, Trường TH và THCS Đưng K’nơh đã xây dựng khu nhà bán trú để HS lưu lại trường.
Thầy Khổng Linh Phát, tổng phụ trách nhà trường, cho biết: “Năm học này có 27 HS của thôn Đưng Trang theo học từ lớp 1 - lớp 9, các em được bố trí ở lại khu nhà nội trú. Trưa thứ bảy các em được cha mẹ đón về nhà, sáng thứ hai lại đưa đến trường”. Hằng ngày các em được nhà trường phục vụ 3 bữa ăn, phòng ngủ được trang bị chăn, nệm. Việc kèm cặp các em HS nội trú do Đoàn trường đảm nhận, ban đêm các đoàn viên chia nhau hướng dẫn các em học bài, làm bài tập; giáo dục cách ăn nết ở cho các em…
Cô Trương Thị Diện, cấp dưỡng của trường, kể: “Năm nay có 4 HS lớp 1 lần đầu xa gia đình ở nội trú nên có những hôm tám chín giờ đêm các em nhớ mẹ nằm khóc, các cô phải dỗ dành”. Dù đêm hôm nhưng khi có em bị đau ốm, cô Trần Thị Tứ, phụ trách y tế học đường tới ngay khu nội trú, bất chấp trời mưa gió để chăm sóc các em. Thầy Nho cho biết HS nội trú được huyện hỗ trợ 15 kg gạo và 450.000 đồng/tháng, với số tiền đó lo cho 3 bữa ăn là điều rất khó cho cô cấp dưỡng, nếu không có sự giúp đỡ thêm của các nhà hảo tâm. Có những phụ huynh khi đưa con trở lại trường mang tặng trái bí, nhánh chuối, rổ bắp… góp phần cải thiện bữa ăn cho các em.
tin liên quan
Ít học sinh thành phố 'đậu' trường y vì điểm ưu tiênTrong phiên họp cuối cùng của hội nghị hội đồng hiệu trưởng các trường ĐH y dược VN vào hôm qua (27.8), khi bàn về vấn đề tuyển sinh năm sau, nhiều thành viên tỏ ra e ngại trước thực tế năm nay quá ít thí sinh thành phố lớn trúng tuyển vào ngành y đa khoa.
Ka Lê (lớp 9) thổ lộ: “Em được ở bán trú tại trường 3 năm nay, không phải lội suối leo đồi về nhà như trước, ở đây em được ăn uống sướng hơn ở nhà”. Còn Rơ Ông Ha Bảo (lớp 6) cho biết ở bán trú em và các bạn được các thầy cô rất quan tâm, lo cho từng bữa ăn, giấc ngủ… nên em bớt nhớ nhà.
Một ngày đến với Trường TH và THCS Đưng K’nơh, chúng tôi cảm nhận ở xã vùng sâu này còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhiều thứ nhưng tình cảm thầy trò ấm áp, chứa chan. Hơn phân nửa trong số 29 cán bộ, giáo viên từ miền xuôi lên bám trụ tại vùng sâu Đưng K’nơh để gieo con chữ cho con em đồng bào, họ coi HS như con em trong gia đình, sống yêu thương và đùm bọc lẫn nhau.
tin liên quan
Một thầy cùng lúc hướng dẫn 44 học viên thạc sĩ của 3 chuyên ngànhĐây là một trong những sai phạm của Học viện Khoa học xã hội (KHXH)
thuộc Viện Hàn lâm KHXH VN, trong tổ chức quản lý đào tạo sau ĐH mà kết
luận thanh tra của Bộ GD-ĐT vừa chỉ ra.
Bình luận (0)