Lê Văn Quang (34 tuổi), tốt nghiệp Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM từ năm 2010, sau nửa năm công tác tại Trạm khuyến nông H.Kbang (Gia Lai), Quang được phân công về xã Kon Pne công tác.
Người Bana đón chàng kỹ sư trẻ với sự hào sảng vốn có của người bản địa và cả sự e dè. Anh học tiếng Bana, đến từng nhà góp ý với bà con từ việc trồng trọt, chăn nuôi. Lúc đầu nhiều người không tin. Nhưng rồi một vài người nghe, làm thành công, sau đó nhiều người nghe theo. Cùng với những cán bộ nhiệt huyết nơi đây, sự hỗ trợ của huyện, tỉnh, nhiều mô hình kinh tế đã phát triển thành công trên vùng đất khó.
Tập quán canh tác của bà con bản địa lâu nay lạc hậu, chủ yếu trồng lúa. Nhưng giống bị thoái hóa sau nhiều năm canh tác khiến năng suất giảm. Đói ăn, thiếu mặc thường xuyên. Tìm hiểu thổ nhưỡng, khí hậu vùng đất mới, Quang đề xuất xây dựng mô hình phát triển cây bời lời đỏ, hướng dẫn cho bà con cách trồng. Từ vài héc ta ban đầu, hiện cây bời lời của xã Kon Pne lên đến 250 ha. Đến kỳ thu hoạch, mỗi héc ta cho người dân thu lợi từ 100 - 150 triệu đồng.
tin liên quan
Tận dụng phụ phẩm để khởi nghiệpTừ những phụ phẩm nông nghiệp bị bỏ đi như vỏ bưởi, vỏ chanh dây…, thầy và trò Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đã chế tạo thành món bánh snack thú vị và bổ dưỡng cho người dùng.
Quang cũng là người đầu tiên đưa giống mì cao sản vào sản xuất với diện tích hiện có hơn 100 ha. Nhiều gia đình có của ăn của để. Tháng 7.2011, Quang được tín nhiệm bầu giữ chức Phó chủ tịch UBND xã.
Phó chủ tịch UBND xã Đê Ar, H.Mang Yang Phan Nguyễn Vi Sa có lẽ già dặn hơn so với tuổi 30. Chàng sinh viên của Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM thuở nào đang hỗ trợ đắc lực giúp bà con ở xã vùng khó thuộc các xã vùng đông sông Ayun thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Trúng tuyển trong chương trình chọn nhân lực tăng cường cho các xã khó khăn, năm 2010 Sa được phân công về Đê Ar công tác. Lương thấp, xa nhà, xa cuộc sống phố thị... song nhiệt huyết tuổi trẻ đã “neo” anh lại với bà con bản địa đến hôm nay. Sa đề xuất xây dựng các mô hình trồng lúa nước, xóa bỏ tập tục canh tác lạc hậu, rồi lên quy trình chăm sóc cà phê, bời lời... “Vui nhất là giúp nhiều bà con phát triển kinh tế hộ gia đình. Mình nói phải, nói nhiều lần bà con tin thôi. Quan trọng là mình luôn cập nhật kiến thức, giúp bà con nhiệt tình”, Quang nói.
Mới đây, Sa được điều chuyển về giữ chức Phó chủ tịch UBND xã Kon Thụp, cách xã Đê Ar hơn 30 km. Một lần nữa, chàng trai 30 tuổi lại đến với vùng đất khác khó khăn hơn.
tin liên quan
Làm giàu từ nuôi thỏ sinh sảnNhờ chịu khó học hỏi, mạnh dạn sản xuất, chị Ung Thị Bích Dân ở
thôn Phú Vang, xã Bình Kiến, TP.Tuy Hòa (Phú Yên) đã thành công với mô
hình nuôi thỏ sinh sản (ảnh).
Bình luận (0)