|
Dư luận vẫn còn nhiều ý kiến nghi ngại chất lượng kiểm định trong nước, cho rằng phải là “Tây” mới đáng tin cậy. Bộ GD-ĐT có công cụ gì để đảm bảo sự tin cậy trong hoạt động kiểm định trong nước?
Có thể nói hoạt động kiểm định của ta khắt khe không kém gì kiểm định của nước ngoài. Các tiêu chí đều đã được lượng hóa nên trong quá trình kiểm định, dẫu cơ quan kiểm định có muốn châm chước cũng không thể du di hay xuê xoa được. Sắp tới, Bộ cũng quy định cơ chế để các trung tâm kiểm định này cũng sẽ phải chịu sự kiểm định, đánh giá của những tổ chức độc lập khác, để đảm bảo hoạt động của họ chất lượng, tin cậy, khách quan. Những trung tâm thực hiện kiểm định thiếu trung thực, không đảm bảo các điều kiện sẽ phải dừng hoạt động.
tin liên quan
Trường công an sẽ không tuyển CĐ và TCCNNgày 5.1, đại diện các cơ quan phụ trách đào tạo ngành công an và quân đội cho biết năm 2017 các trường của hai lực lượng này vẫn sử dụng kết quả thi THPT quốc gia của Bộ GD-ĐT để xét tuyển.
Bộ có khuyến khích các trường ĐH đăng ký kiểm định với các trung tâm kiểm định nước ngoài?
Bộ rất khuyến khích các trường ĐH kiểm định theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện nay có khoảng 100 chương trình đào tạo của các trường ĐH nước ta đã được các tổ chức quốc tế kiểm định. Về kiểm định trường thì hiện nay Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội đang thực hiện kiểm định bởi Tổ chức AUN-QA. Ngoài ra 4 trường kỹ thuật trong chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao hợp tác với Pháp là ĐH Bách khoa Hà Nội, Xây dựng Hà Nội, Bách khoa của ĐH Đà Nẵng, Bách khoa TP.HCM đang được kiểm định bởi HCERES, một tổ chức của Pháp. Dự kiến tháng 7.2017, họ sẽ công bố kết quả. Đó là 5 trường ĐH đầu tiên của VN được đánh giá theo chuẩn quốc tế.
Việc kiểm định quốc tế sẽ giúp chúng ta sớm hội nhập. Vì thế các trường có thể ban đầu kiểm định quốc gia, sau này có điều kiện thì đăng ký quốc tế.
|
Sinh viên tự tạo ra việc làm mới
Đưa ra vấn đề việc làm cho sinh viên (SV) sau tốt nghiệp trong hội nghị Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ĐH, phải chăng Bộ GD-ĐT nghĩ rằng có thể tìm được giải pháp giải quyết vấn đề này?
|
Từ nhiều năm nay, Bộ GD-ĐT cũng đã nhận ra thị trường lao động không phát triển kịp để thu hút lượng SV tốt nghiệp nên đã điều chỉnh quy hoạch mạng lưới giáo dục ĐH. Nghị quyết 14 năm 2005 đưa ra mục tiêu năm 2020 có 450 SV/10.000 dân, nhưng gần đây khi xây dựng chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2020, Bộ GD-ĐT đã giảm mục tiêu này xuống 265 SV/10.000 dân (hiện nay đã đạt khoảng 220 SV/10.000 dân). Vì thế việc thành lập trường ĐH đã được hạn chế tối đa.
tin liên quan
Sẽ không có 'điểm sàn' cho trường cao đẳng, trung cấpTheo thông tin từ Tổng cục Dạy nghề, Bộ LĐ-TB-XH, hiện cơ quan này
đã hoàn thiện dự thảo thông tư quy định quy chế tuyển sinh và xác định
chỉ tiêu tuyển sinh trình độ cao đẳng, trung cấp (CĐ, TC).
Để SV có được việc làm sau khi ra trường thì việc đào tạo không chỉ nhắm tới vị trí việc làm có sẵn trong xã hội. Khi thị trường không phát triển nhanh thì vị trí việc làm có giới hạn, trong khi SV tốt nghiệp hằng năm vẫn được bổ sung vào thị trường lao động, dẫn đến cung vượt cầu. Cho nên quá trình đổi mới đào tạo sắp tới của các trường ĐH là phải đào tạo làm sao để SV có khả năng khởi nghiệp, không chỉ tự tạo việc làm cho mình mà còn tạo thêm nhiều việc làm cho những người khác. Đây là một trong những khác biệt cơ bản giữa giáo dục ĐH và giáo dục nghề nghiệp. Giáo dục nghề nghiệp là đào tạo nhân lực đáp ứng các vị trí việc làm cụ thể, còn giáo dục ĐH là đào tạo những con người có khả năng khởi nghiệp. Khi đó, một SV ra trường không những không chiếm chỗ làm của người khác mà còn tạo ra thêm nhiều việc làm mới. Phải chuyển hướng tiếp cận trong đào tạo ĐH như thế thì mới giải quyết tận gốc vấn đề việc làm cho SV sau khi tốt nghiệp.
|
Một giải pháp khác là đào tạo không chỉ đáp ứng thị trường lao động trong nước mà còn phải hướng tới thị trường lao động khu vực ASEAN. Vấn đề là làm sao để SV có thể thích nghi môi trường lao động hội nhập. Chìa khóa để mở ra cánh cửa hội nhập này là ngoại ngữ - kỹ năng mà SV chúng ta vốn dĩ rất yếu. Vì yếu ngoại ngữ nên thiếu tự tin, từ đó thiếu cạnh tranh trong thị trường lao động.
Kỳ vọng của Bộ GD-ĐT liệu có quá sức so với tiềm lực nền giáo dục ĐH của VN không?
Khi chúng ta đã bước chân ra hội nhập thế giới thì lực lượng lao động phải chấp nhận cạnh tranh không chỉ người trong nước với nhau mà còn với lao động quốc tế. Thách thức này khiến các trường dù muốn dù không vẫn phải tìm cách thay đổi mục tiêu, chương trình cũng như nội dung đào tạo phù hợp. Vì vậy, lãnh đạo các trường ĐH ngày nay phải hết sức năng động, có tầm nhìn chiến lược, dự báo được diễn biến và nhu cầu của thị trường lao động, để kịp thời điều chỉnh chương trình đào tạo. Đây là một trong những yêu cầu quan trọng khi các trường thực hiện tự chủ.
tin liên quan
Xem Tư vấn mùa thi trực tiếp trên thanhnien.vnVào 7 giờ ngày 7.1, buổi khởi động chương trình Tư vấn mùa thi 2017 do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức tại Trường THPT Tân Bình (TP.HCM).
tin liên quan
Nhiều trường xét tuyển bằng tổ hợp môn mớiNăm nay, lần đầu tiên kỳ thi THPT quốc gia áp dụng 2 bài thi tổ hợp
khoa học tự nhiên (lý, hóa, sinh) và khoa học xã hội (sử, địa, giáo dục
công dân).
Bình luận (0)