Di dân để bảo vệ dân

04/11/2020 05:32 GMT+7

Với lịch sử địa chất cho thấy tình trạng sạt lở tại khu vực miền núi Quảng Trị - Quảng Nam có nguyên nhân chủ yếu từ yếu tố nội sinh.

Có mặt tại các vụ sạt lở gây chết hàng chục người ở Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam trong tháng 10 vừa qua, tôi nhận thấy không chỉ tại hiện trường tan hoang mà gần như những cánh rừng lân cận đều có những điểm sạt lở kéo dài từ đỉnh núi xuống những con suối. Bất giác, tôi rùng mình bởi nếu không may một làng, một trụ sở khác cũng xây dựng dưới ngọn núi đó thì điều tồi tệ tương tự hẳn khó tránh khỏi.

Phụ nữ, trẻ em cõng hàng cứu trợ trèo núi dựng đứng vì 3.000 người bị cô lập

Thảm nạn hàng chục người chết, mất tích trong 2 vụ sạt lở ở Trà Leng, Trà Vân (Nam Trà My) là tin kinh hoàng nhất mà người dân chứng kiến. Riêng tại Trà Vân, mùa mưa bão năm 2017 cũng từng xảy ra vụ sạt lở khiến 4 người chết, 13 người bị thương... khiến nhiều người vẫn còn ám ảnh.
Tại cuộc làm việc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 1.11 với các tỉnh, thành về công tác khắc phục hậu quả bão số 9, Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà cho hay trên bản đồ địa chất cho thấy khu vực này từng xảy ra sạt lở, nằm trên dãy đứt gãy, đất đá phong hóa lớn, vỡ vụn... Từ đó, ông Hà đánh giá nguyên nhân sạt lở là do nội sinh cộng với yếu tố ngoại sinh mưa lớn từ bão, áp thấp gây ra.
Khi không thể chống lại việc sạt lở thì giải pháp căn cơ chính là phải tránh xa vùng sạt lở. Thảm họa tuy chưa thể báo trước nhưng với từng ấy “chỉ dấu” thì di dân từ vùng nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn là cách tốt nhất để bảo vệ dân!

Tan hoang ở ngôi làng bị lũ kinh hoàng “xóa sổ” chỉ sau 2 phút

Trên thực tế, trong nhiều năm qua, H.Tây Giang (Quảng Nam) đã thực hiện việc sắp xếp và di dân từ những vùng sâu, núi đồi hiểm trở về định cư trong những khu vực bằng phẳng. Lãnh đạo T.Ư đã ghi nhận Tây Giang như một mẫu mực. Vì vậy, việc di dân khỏi những vùng nguy hiểm cần chủ động hơn từ chính các địa phương.

Những nước mắt tuyệt vọng đầy ám ảnh trong thảm nạn sạt lở ở Trà Leng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.