Tình cờ tham dự buổi nói chuyện của ông Shishido Sensuke với học sinh Trường THCS Tây Sơn và Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (TP.Đà Nẵng), chúng tôi hoàn toàn bất ngờ với những câu chuyện ông chia sẻ về đất nước Nhật sau thảm họa động đất, sóng thần năm 2011. “Cảm ơn” là từ được ông nhắc đến nhiều nhất trong suốt buổi nói chuyện.
tin liên quan
Cảm ơn cuộc sốngKhắc ghi ân tình trong hoạn nạn
Shishido Sensuke nguyên là hiệu trưởng một trường tiểu học ở tỉnh Fukushima. Trong thảm họa động đất và sóng thần năm 2011, ông đã hướng dẫn, giúp học sinh và giáo viên trong trường trú nạn an toàn. Sau thảm họa, với tinh thần thiện nguyện, ông được chính phủ Nhật cử đi 9 nước để đại diện chính phủ và người dân Nhật thuyết trình về văn hóa, cuộc sống của người Nhật sau thảm họa, cả chuyện người Nhật đã mạnh mẽ xoay xở ra sao trước thiên tai thảm khốc; đồng thời gửi lời “cảm ơn” thế giới đã giúp đỡ nước Nhật trong lúc khốn khó ấy.
“Khi đất nước chúng tôi lâm cảnh vô cùng khó khăn sau thảm họa, bạn bè quốc tế đã dang tay giúp đỡ. Tôi còn nhớ những bức thư, với những khoản tiền tuy không nhiều đến từ những ngôi trường ở những đất nước xa xôi, còn rất nhiều khó khăn, nhưng sẵn sàng đóng góp để giúp chúng tôi”, ông Shishido Sensuke chia sẻ. “Ân tình ấy, chúng tôi muốn đến tận mọi nơi, cảm ơn từng người đã cho chúng tôi sức mạnh tinh thần, vật chất khi đối mặt thảm họa…”.
|
Tại Việt Nam, ông đã đến những ngôi trường có trong danh sách đóng góp giúp đỡ Nhật. “Khi đến tận nơi, tôi mới hay có những khoản giúp đỡ mà các học sinh Việt Nam đã đóng góp bằng tiền ăn sáng, tiền sinh hoạt của mình… Nhiều ngôi trường còn vô cùng khó khăn, vậy mà không quên giúp chúng tôi trong hoạn nạn. Điều đó gây ấn tượng mạnh đối với tôi và tôi nghĩ chúng tôi cần phải làm điều gì đó!”, Shishido Sensuke nhắc lại, rưng rưng...
Muốn người trẻ hiểu giá trị cuộc sống
tin liên quan
Cuộc sống vắng dần lời 'xin lỗi', 'cảm ơn'Với những gì mà Shishido Sensuke và Hiroshi Tanikawa đã làm, như tài trợ 150 trường cho các vùng miền núi khó khăn, AEFA đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo Việt Nam tặng bằng khen Vì sự nghiệp giáo dục Việt Nam. Trong số đó, họ đã 12 lần xây trường mới, hoặc tài trợ xây dựng phòng học mới, tài trợ tiền cho học sinh, tài trợ sửa chữa…
Giữa năm 2017, Shishido Sensuke về lại Fukushima, cùng một số người bạn thành lập Hội CRS2, tiếp tục quyên góp, giúp đỡ những ngôi trường còn khó khăn ở Việt Nam và các quốc gia châu Á. Ông cho hay tháng 4.2018 tới sẽ đưa hơn 30 học sinh Nhật Bản sang Việt Nam khánh thành ngôi trường do chính các học sinh này quyên góp, giúp đỡ từ tiền làm thêm, tiền ăn sáng… Đó là Trường Hoàng Văn Thụ ở H.Núi Thành (Quảng Nam), được sửa chữa với kinh phí hơn 900 triệu đồng.
“Nhiều người hỏi tôi được gì sau những chuyến đi như vậy, trong khi tuổi già cần sự nghỉ ngơi an nhàn. Tôi chỉ mỉm cười, bởi tôi hiểu giá trị mà mình mang lại cho xã hội tương lai. Và may mắn là tôi có vợ cùng hỗ trợ trong việc kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng, luôn bên cạnh ủng hộ tôi”, ông Shishido Sensuke cười hiền đầy vẻ biết ơn vợ mình, bà Shishido Mikiko.
Bình luận (0)