Chia sẻ ý tưởng muốn làm điều gì đó giúp học sinh vùng cao xóm Nhạp, xã Đồng Ruộng, H.Đà Bắc (Hòa Bình), sinh viên Nguyễn Quốc Tuấn, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ 4 người bạn cùng lớp: Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Thị Huyền Trang, Nguyễn Văn Hoàng và Trần Ngọc Thịnh.
Để có kinh phí thực hiện, cả nhóm bàn nhau tập trung dành thời gian đầu tư kỹ đề tài gửi dự các cuộc thi khoa học dành cho sinh viên, nếu thắng cuộc sẽ dành tiền để triển khai dự án. Trưởng nhóm Nguyễn Quốc Tuấn cho biết: “Bắt tay vào thực hiện đề tài cuối năm 2015, ban đầu bọn mình định làm một con đường, nhưng khi đi khảo sát thực địa thấy khó khả thi, bởi địa hình ở đây hiểm trở, đồi núi sạt lở, làm đường sẽ cần rất nhiều kinh phí. Khi tận mắt chứng kiến những gian phòng học mối mọt, dột nát, các vật liệu hầu hết đều hư hỏng, nhóm bọn mình quyết định chuyển sang xây trường”.
'Đây là phần quà đầu năm của con, con cứ nhận đi...', Phó Thủ tướng nói. 'Dạ thưa bác, xe con vẫn còn đi được. Con lấy xe này làm chi nữa!', Thanh Tuyền đáp
Tiếp xúc với các cô giáo ở điểm trường Nhạp, Huyền Trang chia sẻ: “Các cô giáo ở đây tâm sự rằng đã có nhiều nhà hảo tâm đến rồi đi với lời hứa hẹn sẽ xây cầu, xây đường. Cho đến giờ, cuộc sống của thầy trò nơi đây vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó càng thôi thúc bọn mình phải làm thật tốt”.
Để tìm kiếm nguyên vật liệu xây dựng thích hợp, đảm bảo yếu tố vừa rẻ vừa thân thiện môi trường, cả nhóm đã mất nhiều công sức lặn lội bằng xe máy đi khắp các tỉnh miền núi phía bắc. Cuối cùng, họ đã chọn cách xây tường theo phương pháp của người Hà Nhì ở Lạng Sơn. Tường đất kết hợp xi măng đảm bảo khô ráo khi trời mưa và mát mẻ khi trời nắng, giúp giảm thiểu carbon trong quá trình xây dựng cũng như khi sử dụng.
|
Ngoài tận dụng những vật liệu có sẵn tại địa phương như đất, tre, nứa và các yếu tố thiên nhiên như nước, gió để điều hòa không khí, nhóm còn nghiên cứu và ứng dụng tấm lợp sinh thái Onduline chế tạo từ sợi hữu cơ tổng hợp cellulose và nhựa bitum, không độc hại và có độ bền cao, lại cách âm và nhiệt tốt. Theo tính toán của nhóm, với chi phí xây dựng 207 triệu đồng, sẽ giảm được 2,6 lần so với cách xây dựng truyền thống.
Điểm đặc biệt của ngôi trường này không chỉ là những vật dụng thân thiện môi trường mà nó còn được quy hoạch thành “trường học nông trại”. Trên diện tích khuôn viên trường 400 m2, nhóm đã thiết kế 2 phòng học, 2 phòng ở nội trú cho học sinh, 1 phòng cho giáo viên, có bếp, sân chơi, vườn rau, chuồng gà, nhà vệ sinh... đáp ứng 3 tiêu chí: thân thiện, năng động, kinh tế.
'Khi tôi trình bày ý tưởng, các đội thợ xây không nhận dự án vì không có bản vẽ, kết cấu cụ thể. Tôi đành thuê 2 bác thợ hồ lớn tuổi rồi cùng với họ xây dựng ngôi nhà trong hơn 1 năm', Quỳnh chia sẻ.
Huyền Trang bộc bạch: “Bọn mình muốn gửi gắm tới các em một thông điệp, khi mình lấy một cây để xây nhà thì hãy trả lại một cây để bảo vệ môi trường. Những hạt giống, những con gia cầm sẽ được các phụ huynh, học sinh, thầy cô đóng góp và chăm sóc. Tại ngôi trường này, các em vừa học tập, vừa được giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng sống”.
Sau khi hoàn thiện đề án, nhóm đã gửi dự Holcim Prize - cuộc thi dành cho sinh viên các trường ĐH trên cả nước nhằm nâng cao nhận thức và khuyến khích hành động thực tiễn về phát triển bền vững thông qua các dự án và ứng dụng trên cơ sở bảo vệ môi trường, xây dựng bền vững và phát triển cộng đồng.
Nhóm sinh viên Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội đã giành giải đặc biệt cuộc thi trên. Ngoài giải thưởng 85 triệu đồng, ban tổ chức cuộc thi còn tài trợ 200 triệu đồng cho nhóm để hiện thực hóa ý tưởng.
Bình luận (0)