Đồn điền cà phê CADA (viết tắt của cụm từ Compagnie Argicole D'Asie - Công ty nông nghiệp Á Châu, thành lập năm 1922) ở Đắk Lắk là chứng tích một thời người Pháp khai thác thuộc địa ở Tây nguyên. Đây cũng là nơi ra đời của Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên trong công nhân ở Đắk Lắk. Năm 1999, đồn điền được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.
Đồn điền cà phê CADA (viết tắt của cụm từ Compagnie Argicole D'Asie - Công ty nông nghiệp Á Châu, thành lập năm 1922) ở Đắk Lắk là chứng tích một thời người Pháp khai thác thuộc địa ở Tây nguyên. Đây cũng là nơi ra đời của Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên trong công nhân ở Đắk Lắk. Năm 1999, đồn điền được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.
Một đoạn tường rào của di tích bị đổ sập - Ảnh: Nguyên Bình
|
Hiện cụm di tích lịch sử này đang xuống cấp, nhiều hạng mục hư hại. Trong sân, nơi cỏ mọc thì người dân cho trâu bò vào chăn thả, nơi còn bê tông thì bị tận dụng ủ phân vi sinh; nhiều chỗ được dùng tập kết nông sản thu mua của thương lái. Tường rào di tích đã bị đổ sập nhiều đoạn, có đoạn đầy rác thải. Trong khu nhà xưởng của di tích, mái tôn một số chỗ bị rách toạc, nhiều máy móc chế biến cà phê có từ thời Pháp đã bị gỉ sét, hoặc bụi đóng dày...
Theo ông Tạ Văn Châm, Phó chủ tịch UBND xã Ea Yông, H.Krông Pắk, di tích đồn điền CADA nằm tại địa bàn xã nhưng việc quản lý, bảo vệ lại do ngành VH-TT-DL đảm nhiệm nên xã không nắm tình hình. Một cán bộ lãnh đạo Phòng VH-TT H.Krông Pắk cũng cho rằng không biết được hiện trạng khu di tích do chưa được giao cho huyện quản lý.
Theo Sở VH-TT-DL Đắk Lắk, CADA được trùng tu, tôn tạo trong một dự án có vốn đầu tư 5,9 tỉ đồng, khởi động từ tháng 8.2009. Tuy nhiên, đến nay mới có khu miếu thờ CADA đầu tư gần 1,8 tỉ đồng đã hoàn thành; còn các hạng mục khu vực sân nội bộ thuộc di tích đã dừng thi công mấy năm nay do thiếu kinh phí. Ông Trần Hùng, Giám đốc Trung tâm quản lý di tích - Sở VH-TT-DL Đắk Lắk, nói: “Theo chúng tôi, cần phải có quy định để các ngành, các địa phương cùng tham gia bảo vệ di tích khỏi bị xâm hại”.
Bình luận (0)