Tuy nhiên, loài côn trùng này thuộc loại động vật có vỏ, cùng họ với tôm. Một báo cáo gần đây của Tổ chức Nông nghiệp và lương thực của Liên Hiệp Quốc (FAO) cho biết, do phản ứng chéo của chất gây dị ứng, những cá nhân đã bị dị ứng với động vật giáp xác đặc biệt dễ bị phát triển phản ứng với các loại côn trùng ăn được.
Theo khuyến cáo hồi tháng 6.2021 của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA), những người bị dị ứng với hải sản tuyệt đối không ăn ve sầu.
Mùa hè là thời điểm ve sầu sinh sản và phát triển mạnh nhất. Nhộng ve sầu, ve sầu non được người dân tại các tỉnh miền Đông Nam bộ ưa chuộng, chế biến thành nhiều món ăn (ảnh). Tuy nhiên, nhiều người đã bị ngộ độc sau khi ăn món này.
Theo một nghiên cứu của bác sĩ Đoàn Uyên Vy công tác tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và các cộng sự đăng trên Thư viện Y học quốc gia Mỹ năm 2017, ve sầu ở Việt Nam nhiễm nấm ophiocordyceps heteropoda (một loại nấm đông trùng hạ thảo) và chứa axit ibotenic, là nguyên nhân dẫn đến những triệu chứng ngộ độc. Đây là kết luận sau khi các nhà khoa học phân tích dữ liệu của 60 bệnh nhân tại miền Nam nhập viện do ngộ độc ve sầu từ năm 2008 - 2015. Các triệu chứng thường khởi phát trong vòng 60 phút sau khi ăn, bao gồm: chóng mặt, nôn mửa, tiết nước bọt, giãn đồng tử, cứng hàm, bí tiểu, co giật, kích động mê sảng, ảo giác, buồn ngủ và hôn mê.
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Khánh (Khoa hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước), ngộ độc ve sầu có nhiều cấp độ, nhẹ là nổi mề đay, mẩn ngứa khắp người. Những trường hợp nặng sẽ tụt huyết áp, khó thở, co giật gây nguy hại đến tính mạng.
Từ đầu năm 2021 đến nay, Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước đã tiếp nhận 3 trường hợp ngộ độc thực phẩm do ăn ve sầu. Trong đó, một người nhập viện cấp cứu trong tình trạng da tái xanh, huyết áp thấp, nhịp thở và mạch nhanh, được chẩn đoán sốc phản vệ độ 3 (mức độ nặng). Đầu tháng 5, Bệnh viện đa khoa Bình Phước cũng ghi nhận một người bị ngộ độc nặng do ăn ve sầu và tử vong sau 4 ngày điều trị tích cực.
Bình luận (0)