Báo cáo tại phiên giải trình, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Nguyễn Thị Hà cho biết tình hình xâm hại TE mặc dù giảm 1,6% số vụ nhưng diễn biến lại phức tạp và xảy ra một số vụ đặc biệt nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Công tác bảo vệ TE, đặc biệt là việc phòng, chống bạo lực TE trong gia đình chưa được quan tâm đúng mức. Trong năm 2021, theo báo cáo của tổng đài 111, TE bị bạo lực bởi người thân trong gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 72,84%, tăng 5,3% so với năm 2020.
Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung báo cáo tại phiên giải trình |
Gia Hân |
Tại phiên giải trình, nhiều đại biểu chất vấn về nghịch lý “gia đình là môi trường an toàn nhất cho trẻ nhưng tỷ lệ các vụ bạo lực lại cao nhất”. Giải trình vấn đề này, Bộ trưởng LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung thừa nhận, bạo lực gia đình đang tăng lên rất nhanh, đối tượng chính là TE và phụ nữ. “Năm 2021 bạo lực xâm hại TE chủ yếu xảy ra tại gia đình do phần lớn thời gian các gia đình ở nhà do dịch Covid-19. Các năm khác là xảy ra ngoài xã hội và nhà trường nhiều hơn tại gia đình. Số liệu nói trên dựa trên báo cáo của các cơ quan chức năng và tổng đài 111, nhưng theo tôi có thể thực tế còn cao hơn nữa vì nhiều trường hợp chưa phát hiện được và chưa biết”, ông Dung cho hay.
Kết luận phiên giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh đề nghị cần chú trọng việc hoàn thiện các quy định về phòng, chống bạo lực TE trong việc sửa đổi luật Phòng, chống bạo lực gia đình; các quy định về bảo đảm lợi ích tốt nhất cho TE trong giải quyết tranh chấp về quyền nuôi con trong luật Hôn nhân và gia đình. Bộ VH-TT-DL cần phối hợp với Bộ LĐ-TB-XH ban hành quy chế phối hợp giữa hai cơ quan trong việc thực hiện công tác gia đình và công tác TE, chú trọng việc phòng, chống xâm hại TE trong môi trường gia đình. Bộ Y tế nghiên cứu, ban hành văn bản hướng dẫn về việc tổ chức khám chữa bệnh, tư vấn, trị liệu tâm lý, chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người dân và TE bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Bình luận (0)