Khoang mình ngồi có 12 dãy ghế, mỗi ghế 4 hành khách; 22 giường tầng mỗi giường 2 khách. Cả thảy hơn 90 người rời bến đi Phú Quý.
Vẫn có những người vô ý hút thuốc ngay trong khoang tàu chật hẹp. Đến 4 giờ chiều đã thấy những cánh quạt của máy phát điện gió. Đảo Phú Quý hiện dần với những ngôi nhà cao tầng trên đảo. Trước khu di tích công chúa Bàng Tranh là một hồ chứa nước, xưa là một cái ruộng rộng. Nghe nói trước đó có một cái ngòi dẫn xuống ruộng khi mùa mưa tới. Phú Quý không có sông ngòi. Mùa mưa, nước chảy tràn trên mặt đất. Người dân trữ nước vào mùa mưa. Mùa khô thì thiếu nước, phải dùng nước ngầm, nước giếng.
tin liên quan
Lên núi Cao Cát ngắm những khối đá kỳ lạNúi Cao Cát được tạo bởi nhiều khối đá có hình thù rất kỳ lạ, chồng xếp lên nhau với những hoa văn hình xoắn ốc bị phong hóa theo thời gian.
Huyện đảo rộng 17,82 km2, có 3 xã (Tân Thanh, Ngũ Phụng và Long Hải) với 10 thôn. Mỗi xã một trường mẫu giáo và một trường mầm non, cả huyện có 6 trường tiểu học, 3 trường THCS của 3 xã và một trường THPT (cả trường có 750 học sinh, 53 thầy cô giáo quản lý và đứng lớp). Khoảng 75% học sinh THCS được tuyển vào THPT, số học sinh còn lại đi biển và làm các nghề phục vụ biển.
Người đi du lịch ra đảo thường chỉ từ tháng 2 đến tháng 8. Mùa mưa gió lớn, di chuyển đến đảo khá khó khăn vì sóng lớn. Khách du lịch rất ít, chủ yếu là khách Tây đi du lịch khám phá.
Xe đưa bọn mình chạy quanh huyện đảo. Cây cối hai bên đường xanh tốt. Cả nhóm lên chùa Linh Sơn, leo khoảng 200 bậc thì tới đỉnh, nơi đặt bức tượng Phật bà Quan Âm. Từ nơi này có thể quan sát hết đảo. Đẹp nhất vẫn phải là những khối đá phiến được sóng biển và gió biển bào mòn. Từng lớp, từng lớp đá xếp hàng như những gáy sách xếp chồng lên nhau trông thật đẹp...
Chúng tôi ra khu nuôi cá bè thôn Triều Dương. Trước đây có cả trăm bè, giờ còn hơn 50 bè. Phần lớn các bè phục vụ khách du lịch vì nuôi cá bè giờ không còn có lãi. Ăn trưa ngay tại bè, nằm võng giữa không gian biển trời, cảm thấy Phú Quý đẹp đến lạ lùng...
tin liên quan
Đến Điệp Sơn đi bộ dưới biểnThôn đảo Điệp Sơn (xã Vạn Thạnh, H.Vạn Ninh, Khánh Hòa) đang là địa chỉ hấp dẫn với những người ưa xê dịch. Điểm nhấn ở đây là con đường tự nhiên dưới biển nối hai đảo thuộc thôn Điệp Sơn.
Bình luận (0)