Nam Á trở thành điểm nóng toàn cầu về ô nhiễm không khí, khi khói bụi độc hại làm gián đoạn cuộc sống của hàng triệu người trên khắp Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh.
Nhiều người dân cho biết không khí ô nhiễm gây khó khăn cho việc hít thở.
Theo các nghiên cứu, 9/10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới đều nằm trong khu vực này.
Và trong khi các nguyên nhân như hoạt động sản xuất công nghiệp và phương tiện giao thông ảnh hưởng đến hầu hết các quốc gia, một số nguyên nhân chính chỉ có ở Nam Á.
Tại sao ô nhiễm ở Nam Á nghiêm trọng hơn những khu vực khác?
Việc đốt nhiên liệu rắn để nấu ăn và sưởi ấm, hỏa táng người và đốt chất thải nông nghiệp đều ảnh hưởng xấu đến chất lượng không khí trong khu vực.
Tại New Delhi, khoảng 38% ô nhiễm năm nay là do đốt rơm rạ. Đó là cách nông dân thường áp dụng để dọn sạch đồng sau khi thu hoạch lúa.
Sự gia tăng số lượng phương tiện trên đường khi khu vực phát triển cũng đang làm trầm trọng thêm vấn đề ô nhiễm.
Tại Ấn Độ và Pakistan, lưu lượng giao thông đã tăng gấp 4 lần kể từ đầu những năm 2000.
Trong hai thập kỷ qua, các nước Nam Á đã chứng kiến quá trình công nghiệp hóa, phát triển kinh tế và tăng trưởng dân số nhanh chóng, dẫn đến nhu cầu về năng lượng và nhiên liệu hóa thạch ngày càng tăng.
Và mặc dù các nước đã bắt đầu cố gắng hạn chế ô nhiễm nhưng các biện pháp này cho đến nay vẫn chưa có hiệu quả.
Ví dụ, để hạn chế việc đốt gốc rạ, chính phủ có thể trợ cấp để nông dân mua các máy thu hoạch tốt hơn.
Ấn Độ đã bắt đầu các chương trình khuyến khích như vậy nhưng nhu cầu của nông dân còn hạn chế do chi phí cao và thời gian chờ đợi lâu.
Bình luận (0)