|
Nhà nước chủ trương quảng bá những vở diễn đoạt giải thưởng văn học nghệ thuật lần thứ 1 (2006 - 2011) như Số đỏ, Nỏ thần (Kịch Phú Nhuận), Điều thiêng liêng nhất (Nhà hát Sân khấu nhỏ TP.HCM)... vì rất cần thiết cho lớp trẻ. Thực sự các vở này vừa đạt chất lượng thẩm mỹ vừa hấp dẫn, gần gũi, xứng đáng được quảng bá.
Đây cũng là những vở từng ăn khách, sau mấy năm biểu diễn tại sân khấu thì mới được đem đi phục vụ để những khán giả khó khăn như sinh viên, công nhân có cơ hội thưởng thức.
Cát sê từ 20.000 - 50.000 đồng
Bảng giá thù lao do Sở Tài chính TP.HCM duyệt chi căn cứ theo Quyết định số 180/2006/QĐ-TTg thật đáng kinh ngạc. Mỗi suất, diễn viên chính được lãnh 50.000 đồng, diễn viên thứ chính 40.000 đồng, diễn viên phụ, nhân viên âm thanh, ánh sáng, hậu đài 20.000 đồng, còn chưa đủ tiền son phấn và đổ xăng để đi tới điểm tập kết. Tiền tập tuồng thì 20.000 - 15.000 - 10.000 đồng/người (từ chính tới phụ)/ngày, chưa đủ tiền mua nước uống. Rõ ràng cái giá ấy đã quá lạc hậu so với thời cuộc.
Thật sự các nghệ sĩ và các nhà quản lý rất hồ hởi khi nhận được chỉ tiêu phục vụ, nhưng từ đầu năm 2014 này họ đã từ chối. NSƯT Mỹ Uyên, Phó giám đốc Nhà hát Sân khấu nhỏ, nói: “Chúng tôi làm nghề đâu chỉ chăm chăm bán vé, mà còn ý thức phục vụ nữa. Đặc biệt đối với lớp trẻ thì càng phải đem nghệ thuật đến cho các em vì các em là tương lai đất nước. Ngay cả những trại giam ở miền Trung, ở vùng cao, chúng tôi cũng từng lăn lóc đi diễn, không ngại xa xôi vất vả. Thế nhưng, phục vụ cũng phải có thù lao chừng mực chứ không thể quá thấp khiến anh em nản lòng”. NSND Hồng Vân cũng nói: “Vở Nỏ thần chúng tôi phải kéo hết 50 diễn viên của mình đi, đóng cửa không diễn được vở nào khác tại sân khấu. Cũng chấp nhận. Nhưng thù lao như vậy làm sao chúng tôi làm nổi. Gần 3 tiếng đồng hồ lăn lê gào thét trên sàn diễn, rồi còn 2 tiếng ngồi xe đi và về, gần kiệt sức. Tâm huyết lắm chứ, nhưng không phải là duy ý chí. Vì vậy chúng tôi không dám nhận các chương trình phục vụ này. Xin thông cảm cho chúng tôi”.
Trên hết là ý thức về tác dụng lớn lao, mạnh mẽ của nghệ thuật trong việc giáo dục lớp trẻ. Tiền đầu tư đúng chỗ cho giáo dục và văn hóa sẽ thu lại những công dân tử tế, không hề phí phạm.
Quy định đó (mức chi) đã quá lâu và quá lạc hậu so với cuộc sống. Nghệ sĩ đóng vai chính thường là nghệ sĩ giỏi hoặc nghệ sĩ ưu tú, ngay cả vai phụ, dàn bao cũng có khi là nghệ sĩ giỏi, giờ mình cầm 40.000 - 50.000 đồng đưa cho họ thấy nó kỳ lắm, chưa đủ tiền son phấn nữa. Tôi cũng từng kiến nghị lên Bộ, nhưng vẫn chưa thay đổi. Bây giờ cứ phải tiếp tục kiến nghị chứ sao. Trong khi chờ đợi, chúng tôi chỉ biết uyển chuyển bằng cách vở nào được cấp kinh phí từ TP.HCM thì tìm cách bồi dưỡng thêm chút đỉnh cho anh em cầm cự. Đạo diễn Trọng Nam Tôi có một vai trong vở Điều ước thiêng liêng của 5B, đi phục vụ nhiều suất lắm, chỉ được lãnh 170.000 đồng/suất. Đó là đã được bồi dưỡng thêm so với quyết định của Bộ. Vậy mà còn buồn huống chi mức 50.000 - 40.000 - 20.000 đồng. Nhiều lúc thấy công sức lao động của nghệ sĩ còn thua người ta chạy bàn quán nhậu. Nghĩ tới đó là hết “lửa” diễn. Diễn viên Hạnh Thúy Mỗi tháng chúng tôi lãnh lương trung bình 3 triệu đồng, cộng với đi diễn phục vụ 2 - 3 suất, được Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM cấp kinh phí, trung bình 200.000 đồng/suất. Nhưng mình biết nhiệm vụ của mình là đơn vị công lập, được nhà nước giao phó trách nhiệm phục vụ nên vui vẻ mà làm. Tôi nghĩ thù lao cho diễn viên đi phục vụ nếu theo khung của Bộ chắc làm không nổi đâu, vì không đủ tiền uống nước và ăn bánh mì trong suốt 5 - 6 tiếng đồng hồ từ lúc xe khởi hành cho tới lúc hát xong đi về. Diễn viên Lê Tứ |
Hoàng Kim
>> Sân khấu kịch Phú Nhuận đào tạo diễn viên trẻ
>> Lương vẫn không đủ sống
>> Lương tối thiểu không đủ sống ở mức tối thiểu
Bình luận (0)