Điện rác gặp khó do không phân loại rác tại nguồn

30/05/2020 09:11 GMT+7

Chiều 29.5, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức tọa đàm “Ô nhiễm rác thải và các giải pháp phát triển công nghệ điện rác tại Việt Nam”.

Theo Bộ TN-MT, mỗi năm Việt Nam thải 25 triệu tấn rác sinh hoạt, chỉ 30% được đốt hoặc làm phân hữu cơ, còn lại chôn lấp gây ô nhiễm. Bộ này cũng định hướng Việt Nam phát triển đốt rác phát điện (điện rác), là công nghệ nhiều quốc gia phát triển áp dụng.
GS-TS Đặng Kim Chi, Hội đồng khoa học công nghệ giáo dục và môi trường (Ủy ban MTTQ Việt Nam), cho biết theo chiến lược quốc gia về xử lý rác, mục tiêu đến 2020 phải nâng tỷ lệ xử lý rác thành năng lượng lên 30%, và 70% vào 2030, năm 2035 có 65 nhà máy, 30 tỉnh thành có điện rác, công suất khoảng 1.290 MW.
Tuy nhiên, dự án điện rác Việt Nam đa số chết yểu do công nghệ chi phí quá cao. Rác không được phân loại tại nguồn gây khó xử lý.
GS-TS Lê Vân Trình, Viện Nghiên cứu khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam), khẳng định: Đa số điện rác tại Việt Nam có công nghệ tốt, các lò không có lỗi, lỗi ở đây là không làm được phân loại rác tại nguồn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.