Không cho phép mình “ngủ đông”
Con người thường có xu hướng nghỉ ngơi khi đã đạt được một dấu mốc nhất định. Nhưng thế giới vẫn luôn xuất hiện những điều mới mẻ mỗi ngày. Khi ta nghĩ rằng mình đã học đủ và cho phép mình ngừng phát triển bản thân, ta sẽ ngay lập tức bị bỏ lại phía sau. Việc học là một hành trình không được phép kết thúc, học để tồn tại, học để thích nghi với điều kiện và hoàn cảnh sống. Bởi trong khủng hoảng, tài sản có giá trị duy nhất còn lại trong tay chỉ là bản thân mình.
|
Khủng hoảng Covid-19 giống như một “liều thuốc thử” sức cạnh tranh của người lao động khi đã gián tiếp “ra tay” đào thải rất nhiều nhân sự. Nó đem tới cho chúng ta một khoảng thời gian “tĩnh lặng” quý giá để nhìn lại bản thân và chặng đường đã đi qua. Nếu bạn vẫn đang có một công việc cho bạn khoản lương đều đặn mỗi tháng, bạn đã là người may mắn. Nhưng nếu bạn không may là người mất việc trong giai đoạn khó khăn này, hãy giữ cho mình sự tỉnh táo và sự lạc quan. Tỉnh táo để nhìn lại mình đang ở đâu trên thị trường lao động, mình cần làm gì để khẳng định lại bản thân và đứng vững trước những biến cố không ngờ từ tương lai. Lạc quan để tự tin giành lại cho mình một chỗ đứng trong công việc sau khi hết dịch, hay thậm chí tiến tới những bước phát triển xa hơn. Một mối “nguy” được chia đều cho tất cả mọi người sẽ trở thành “cơ” cho những ai biết nắm bắt cơ hội hoặc đã trang bị cho mình hành trang và tâm thế sẵn sàng.
Tăng tốc khi thế giới giảm tốc
Muốn bắt kịp thị trường hay tăng sức cạnh tranh của chính mình, điều quan trọng là có một chiến lược phát triển cá nhân đúng đắn. Bước ra khỏi vùng an toàn, phá vỡ giới hạn của bản thân, chủ động nâng cao năng lực bằng cách trau dồi kiến thức và kỹ năng sẽ là khoản đầu tư thông minh, đặc biệt cho những ai có tham vọng lãnh đạo hay muốn có “sức bật” thật xa trên nấc thang sự nghiệp.
|
Hãy bắt đầu từ những mục tiêu nhỏ rồi tiến tới các mục tiêu lớn hơn để duy trì động lực. Nâng cao hiệu suất và trang bị cho mình một góc nhìn sâu rộng hơn về công việc hiện tại, cải thiện các kỹ năng mềm cần thiết cho môi trường làm việc quốc tế, như kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, đặc biệt là kỹ năng quản lý thời gian không chỉ trong công việc mà còn trong cuộc sống cá nhân, vốn rất quan trọng với các vị trí cấp trung và cấp cao. Tận dụng thời gian học lên cao hay đầu tư cho các chứng chỉ nghề nghiệp có thể là bước đệm phù hợp giúp bạn có lợi thế cạnh tranh hơn trước sự bùng nổ mạnh mẽ của thị trường lao động sau thời gian đông đặc vì đại dịch Covid-19.
Thời điểm là yếu tố cần thiết cho mọi thành công. Giai đoạn này là lúc để những người cầu tiến và ham học hỏi bứt phá. Nhưng muốn tiến nhanh và bền vững hơn thì cần cả một hành trình nỗ lực, bởi vì “Thành công là cuộc gặp gỡ của thời cơ và sự chuẩn bị kỹ càng”. Luôn đầu tư vào việc học để bản thân không bị thụt lùi, để đứng vững trước thị trường lao động đầy khắc nghiệt, là lời khuyên thiết thực nhất cho những ai muốn “cất cánh” thành công. Giờ là lúc để bạn “xốc” lại hành lý, tư trang cho một hành trình mới.
Để giúp bạn tăng tốc bứt phá, trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (British University Vietnam – BUV) tổ chức sự kiện trực tuyến “Chương trình MBA: Thúc đẩy đam mê – Nâng tầm sự nghiệp” với sự tham gia của các khách mời là chuyên gia tuyển dụng, học viên MBA có nhiều năm kinh nghiệm ở vị trí quản lý cùng giảng viên quốc tế cấp cao tại BUV.
Chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Master of Business Administration-MBA) không chỉ dành cho những người làm việc trong lĩnh vực kinh doanh mà hiện nay đã trở thành chương trình thạc sĩ được quan tâm nhất, cần thiết cho tất cả những ai có nhu cầu nâng cao kiến thức, kĩ năng, mở rộng tầm nhìn và các mối quan hệ để tăng khả năng cạnh tranh của bản thân và nhanh chóng thăng tiến trong sự nghiệp.
Đừng bỏ lỡ sự kiện diễn ra vào 20g00 – 21g00, thứ Ba, ngày 5.5.2020 trên nền tảng trực tuyến Canvas. Link đăng ký: https://bit.ly/BUVOnlineMBAEvent
|
Bình luận (0)