Điều gì xảy ra nếu bạn là người 'hảo ngọt'?

12/07/2021 00:10 GMT+7

Mọi người đều đã biết tiêu thụ quá nhiều đường không tốt cho sức khỏe , nhưng thực sự thì quá nhiều đường gây ra tác hại gì?

Sau đây là tác hại của đường đối với từng bộ phận cơ thể.

Gan

Quá nhiều đường có thể gây hại cho gan. Gan phân hủy đường fructose để chuyển hóa thành chất béo.
Quá nhiều đường tinh luyện có hàm lượng fructose cao - gây ra sự tích tụ chất béo có thể gây ra gan nhiễm mỡ, dẫn đến viêm gan nhiễm mỡ, rồi hình thành sẹo ở gan. Cuối cùng, sẹo cắt đứt nguồn cung cấp máu cho gan. Nhiều trường hợp phát triển thành xơ gan, theo Sciencefocus.
Một số nghiên cứu còn cho thấy tiêu thụ quá nhiều đường có thể gây hại cho gan như uống nhiều rượu, theo WebMD.

Trái tim

Khi ăn quá nhiều đường, lượng insulin tăng thêm trong máu có thể ảnh hưởng đến các động mạch. Làm cho thành động mạch bị viêm, phát triển dày hơn bình thường và cứng hơn, khiến tim căng thẳng và tổn thương theo thời gian. Điều này có thể dẫn đến bệnh tim, như suy tim, đau tim và đột quỵ.
Nghiên cứu cũng cho thấy, ăn ít đường có thể giúp giảm huyết áp, từ đó giảm nguy cơ gây ra bệnh tim, theo Sciencefocus.
Hơn nữa, những người ăn nhiều đường, có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp đôi so với những người ăn ít đường.

Tuyến tụy

Khi ăn, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin. Nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều đường, cơ thể sẽ không còn đáp ứng đúng cách với insulin, khiến tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn. Cuối cùng, tuyến tụy làm việc quá sức sẽ không chịu nổi và lượng đường trong máu sẽ tăng lên, dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh tim, theo Sciencefocus.

Thận

Đối với người bệnh tiểu đường, quá nhiều đường có thể dẫn đến tổn thương thận. Thận đóng vai trò quan trọng trong việc lọc máu. Khi lượng đường trong máu đạt đến một ngưỡng nào đó, thận sẽ bắt đầu thải lượng đường dư thừa vào nước tiểu.
Nếu không được kiểm soát, bệnh tiểu đường có thể làm hỏng thận, khiến thận không thể lọc chất thải trong máu. Từ đó có thể dẫn đến suy thận.
Đối với người bệnh tiểu đường, quá nhiều đường có thể dẫn đến tổn thương thận Shutterstock

Đối với người bệnh tiểu đường, quá nhiều đường có thể dẫn đến tổn thương thận

Shutterstock

Trọng lượng cơ thể

Nghiên cứu cho thấy những người uống nhiều nước ngọt có xu hướng cân nặng hơn - và có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn.

“Chuyện ấy”

Đường có thể ảnh hưởng đến quá trình cần thiết cho sự cương cứng.
Bác sĩ Brunilda Nazario, giám đốc Y khoa của WebMD giải thích: “Một tác dụng phụ thường gặp của lượng đường trong máu cao kinh niên là có thể khiến nam giới bất lực. Nguyên nhân là do đường ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn, khiến lưu lượng máu đi khắp cơ thể không hoạt động tốt và không thể duy trì sự cương cứng”.

Bộ não

Tiêu thụ nhiều đường làm cho não tăng sản xuất lượng lớn dopamine - hóa chất tạo cảm giác dễ chịu, đó là lý do tại sao nhiều người thèm ăn ngọt.
Não bắt đầu càng lúc càng cần nhiều đường hơn để có được cảm giác sảng khoái như vậy. Từ đó, gây nghiện đồ ngọt, rất khó bỏ, theo Sciencefocus.

Tâm trạng

Thỉnh thoảng ăn đồ ngọt có thể cung cấp nguồn năng lượng nhanh bằng cách làm tăng nhanh lượng đường trong máu.
Khi các tế bào hấp thụ đường, mức đường trong máu giảm xuống, bạn có thể cảm thấy bồn chồn và lo lắng.
Nhưng nếu thường xuyên ăn đồ ngọt, đường sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn.
Các nghiên cứu đã phát hiện ăn nhiều đồ ngọt làm tăng nguy cơ trầm cảm, theo WebMD.

Khớp

Nếu bạn bị đau khớp, đây là lý do khác để bạn không ăn đồ ngọt.
Nghiên cứu đã chứng minh rằng, ăn nhiều đường làm trầm trọng thêm tình trạng đau khớp do gây ra tình trạng viêm trong cơ thể. Hơn nữa, các nghiên cứu còn cho thấy, tiêu thụ đường có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp dạng thấp.

Làn da

Một tác dụng phụ khác của chứng viêm là có thể khiến da bạn lão hóa nhanh hơn.
Lượng đường dư thừa gắn vào protein trong máu và tạo ra các phân tử có hại AGEs làm lão hóa da.
Nghiên cứu đã chứng minh các phân tử này làm hỏng collagen và elastin trong da. Đây là những sợi protein giữ cho làn da săn chắc và trẻ trung. Hậu quả là gây ra nếp nhăn và da chảy xệ, theo Sciencefocus.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.