Không ít người trên 40 tuổi gặp triệu chứng rối loạn chức năng đường tiểu |
Ảnh minh họa |
Nỗi khổ thầm kín: ‘Cứ 30 phút phải đi tiểu một lần’
Ông T.Đ (59 tuổi, ở Huế) vốn mắc chứng đi tiểu nhiều lần suốt gần 5 năm và âm thầm chịu đựng. Ông phải liên tục bỏ dở mọi việc để vào nhà vệ sinh trong sự khó hiểu của nhiều người. Ông cũng không hề biết mình mắc chứng rối loạn chức năng đường tiểu, thường gặp ở những người trên 40 tuổi, cả nam và nữ.
Bệnh của ông T.Đ đã khởi phát từ nhiều năm trước đó, nhưng gần đây bệnh trở nặng, việc đi tiểu hầu như không thể kiểm soát với mức độ trung bình từ 30 phút đến 45 phút/lần. Ông liên tục “đêm thiếu ngủ, ngày mệt mỏi” vì phải đi tiểu đến 9, 10 lần mỗi đêm và 6,7 lần vào ban ngày. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc, nhất là khi ông đang điều hành cả một tổ chức, thường xuyên họp hành và gặp gỡ các đối tác. Các chuyến bay đường dài đối với ông là nỗi ám ảnh, do phải ra vào nhà vệ sinh liên tục.
Mang trong mình căn bệnh khó nói, ông T.Đ tìm hiểu thông tin và đi chữa trị ở khắp nơi nhưng vẫn không khỏi bệnh. Tìm đủ mọi phương cách mà bệnh vẫn không tiến triển ông đành phải “sống chung với lũ” và nuôi hy vọng một ngày sẽ tìm được “đúng thầy, đúng thuốc”.
Điều trị hiệu quả nhờ chẩn đoán đúng bệnh
Ông T.Đ đến Bệnh viện FV để khám và điều trị bệnh về đường tiêu hóa. Trong lúc thăm khám ông có chia sẻ với bác sĩ căn bệnh thầm kín của mình, và biết được thông tin ngay thời điểm đó, bác sĩ niệu khoa Nguyễn Văn Nhàn đến từ Pháp thăm khám và làm việc tại Bệnh viện FV. Bác sĩ Nhàn từng đảm nhiệm vị trí Trưởng khoa Niệu Động lực học Bệnh viện CMUDD Grenoble (Pháp) và đã thực hiện hơn 20.000 ca niệu động lực học trong chẩn đoán và điều trị bệnh lý niệu khoa tại Pháp và Việt Nam.
Bác sĩ Nguyễn Văn Nhàn - chuyên gia về Niệu động lực học đến từ Pháp |
Ông T.Đ đặt lịch hẹn với bác sĩ Nguyễn Văn Nhàn. Sau khi thăm khám và đo niệu động lực học bằng thiết bị hiện đại đang có tại FV, bệnh nhân được ghi nhận kết quả đầy đủ nhất thể hiện các chỉ số áp lực bàng quang, lực co thắt cổ bàng quang và bộ phận co thắt ở đường tiểu. Dựa vào đó, bác sĩ Nhàn đánh giá chính xác tình trạng bệnh và điều trị bằng thuốc. Trong vòng 2 tuần sau, bệnh nhân bắt đầu cảm nhận được hiệu quả, số lần đi tiểu giảm rõ rệt chỉ còn 4,5 lần/ ban đêm và 2,3 lần/ban ngày. Ở tuần điều trị tiếp theo, bác sĩ Nhàn tiếp tục đo niệu động lực học để kiểm tra khả năng thích ứng của cơ thể với thuốc, đồng thời gia giảm liều lượng thuốc. Trong vòng 30 - 45 ngày kể từ khi bắt đầu điều trị, chức năng đường tiểu của ông T.Đ hoạt động trở lại như một người bình thường.
Đo niệu động lực học trong điều trị rối loạn chức năng đường tiểu là phương pháp chẩn đoán hiện đại. Nhờ đó, các bác sĩ biết được tình trạng bệnh để đưa ra phương án điều trị chính xác. Tùy theo tình trạng bệnh, thời gian điều trị những trường hợp bệnh nhân són tiểu trung bình khoảng một tháng. Số lần thăm khám tại bệnh viện cũng rất ít (khoảng 2,3 lần) để đo niệu động lực học theo chỉ định, thời gian còn lại có thể điều trị tại nhà bằng thuốc. Ngoài ra, đo niệu động học còn được áp dụng cho các trường hợp bệnh nhân đái dầm, són tiểu, tiểu đường, người bị bệnh Parkinson, bệnh nhân tổn thương tủy (bị liệt tứ chi, hoặc tê liệt 2 chi dưới).
Đa số các trường hợp són tiểu có thể chữa trị khỏi nếu được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời bằng phương pháp đo niệu động lực học. Khoa Tiết niệu và Nam khoa Bệnh viện FV là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam trang bị máy đo niệu động lực học, do các chuyên gia được đào tạo bài bản về kỹ thuật này thực hiện với quy trình điều trị bảo mật và khép kín.
Từ ngày 8.8 đến 8.10.2022, bác sĩ Nguyễn Văn Nhàn, chuyên gia về Niệu động lực học đến từ Pháp, sẽ làm việc tại Khoa Tiết niệu và Nam khoa Bệnh viện FV, mang lại cơ hội điều trị cho những bệnh nhân mắc chứng rối loạn chức năng đường tiểu.
Để đặt hẹn khám bệnh với bác sĩ Nguyễn Văn Nhàn, có thể liên hệ Khoa Tiết niệu & Nam khoa Bệnh viện FV: (028) 54 11 33 33 - Máy nhánh: 1032.
Bình luận (0)