|
Sinh tố. Bạn có xu hướng cho trẻ ăn nhiều sinh tố mà quên mất rằng một ly sinh tố lớn cung cấp rất nhiều calo, có thể là hơn 500 calo. Nếu trẻ cần tăng cân thì đây là một sự lựa chọn hợp lý. Song nếu trẻ đang bị thừa cân, bạn cần điều chỉnh lượng sinh tố. Nếu sinh tố có kèm sữa thì bạn nên bớt khẩu phần lại. Nên chọn loại sinh tố hoa quả với đá hoặc sữa chua trắng không hoặc ít đường.
Sữa chua có hương vị. Sữa chua luôn được xem là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhờ có hàm lượng protein và can xi cao. Nhưng một số loại sữa chua kèm hương vị có thể chứa phẩm màu và nhiều đường (có thể hơn 25 gr đường/hũ). Các chuyên gia khuyên nên ưu tiên dùng sữa đông hoặc sữa chua trắng và bổ sung thêm trái cây tươi để tạo hương vị.
|
Mì, nui. Đây có lẽ là món ăn yêu thích của trẻ em và các bà mẹ dễ dàng đáp ứng yêu cầu này khi trẻ than đói bụng. Theo các chuyên gia, các bà mẹ cần cứng rắn hơn khi trẻ đòi ăn mì, nui vì trên thực tế chúng không có giá trị dinh dưỡng nhiều, mà lại chứa nhiều sodium (chất trong muối ăn) và chất béo. Trẻ từ 2 - 3 tuổi nạp không quá 1.000 mg sodium/ngày và ở trẻ dưới 8 tuổi là 1.200 mg. Trong khi đó, một tô mì hoặc nui kèm phô mai có chứa hơn 500 gr sodium.
Kẹo dẻo. Cho trẻ ăn kẹo dẻo sẽ dễ gây sâu răng do độ dính của nó. Cho dù có chứa vitamin C thì loại kẹo này cũng thường có nhiều đường. Có thể thay thế bằng trái cây tươi như xoài, táo...
Phô mai. Một lượng vừa đủ mỗi ngày thì tốt cho sức khỏe vì phô mai có hàm lượng chất béo cao. Một lát phô mai chứa khoảng 100 calo và 10 gr chất béo. Do đó, bạn nên chọn loại phô mai ít chất béo để trữ trong tủ lạnh.
Nhất Linh
>> Chọn sữa cho trẻ thừa cân béo phì
>> Trẻ thừa cân vẫn có thể thiếu vi chất
>> Trẻ thừa cân kém phân biệt mùi vị thức ăn
>> Trẻ thừa cân, béo phì ở TP.HCM tăng 4 lần
Bình luận (0)