Định hình mẫu lân, nghê thay thế tượng linh vật lai căng

13/10/2015 18:07 GMT+7

(TNO) Ngày 13.10, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) TP.Đà Nẵng khai mạc triển lãm và trao giải cuộc vận động sáng tác mẫu hình tượng lân, nghê mang bản sắc Việt.

(TNO) Ngày 13.10, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) TP.Đà Nẵng khai mạc triển lãm và trao giải cuộc vận động sáng tác mẫu hình tượng lân, nghê mang bản sắc Việt.

Mẫu lân của nghệ nhân điêu khắc Phạm Tiến, chủ cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Tiến Hiếu đạt giải nhìMẫu lân của nghệ nhân điêu khắc Phạm Tiến, chủ cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ Tiến Hiếu đạt giải nhì
Như Thanh Niên Online đã thông tin, sau khi Bộ VHTTDL có chủ trương vận động không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp thuần phong mỹ tục nước ta, làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước, Q.Ngũ Hành Sơn, TP.Đà Nẵng vốn trên 400 năm tuổi lâm vào cảnh điêu đứng.
Nguyên do mặt hàng lân, sư tử bị cho là có mẫu mã Trung Quốc, ngoại lai chiếm đến 2/3 doanh thu làng nghề, thợ chế tác mẫu tượng này cũng chiếm 1/3 lao động làng đá. Gần 500 cơ sở chế tác tồn kho hơn 9.000 mẫu sư tử, lân đá, trị giá 80 tỉ đồng, một nửa thợ đá nghỉ việc…
Trước tình hình trên, Sở VHTTDL cùng UBND Q.Ngũ Hành Sơn, BQL làng nghề tổ chức triển lãm các mẫu tượng lân, nghê Việt trong nghệ thuật điêu khắc cổ, đồng thời phát động nghệ nhân sáng tác mẫu tượng mới mang bản sắc Việt.
Sau 3 tháng, cuộc vận động đã thu hút 12 cơ sở đóng góp 17 tác phẩm, kết quả cơ sở điêu khắc Tiến Hiếu và Phạm Trông cùng đạt giải nhì, cơ sở Tiến Hiếu còn cùng cơ sở Lan Chi đạt giải ba, giải khuyến khích thuộc về cơ sở Huỳnh Bá Minh và Nguyễn Long Bửu.
Triển lãm là dịp giới thiệu các mẫu tượng mang bản sắc Việt đến các cơ sở chế tác, tạo tiền đề để dần thay thế các tượng lân, sư tử Trung Quốc hiện nay.
Hoa văn chạm trổ trên thân lân mềm mại, được sử dụng từ họa tiết cổ thuần Việt
Mẫu lân đạt giải nhì của cơ sở điều khắc đá Phạm Trông
Mẫu nghê đạt giải ba của cơ sở điêu khắc đá Tiến Hiếu
Cặp nghê này gồm con đực hí cầu (bên phải) và con cái chăm nghê con (bên trái)
Hoa văn cổ thuần Việt sử dụng trên tượng
Mẫu lân của cơ sở điêu khắc đá Lai Chi đạt giải ba
Cặp lân này cũng một đực một cái, con đực hí cầu còn con cái chăm con
Cặp lân cơ sở điều khắc Huỳnh Bá Minh đạt giải khuyến khích
Sống lưng và đuôi lân
Cơ sở điêu khắc đá Nguyễn Long Bửu có cặp lân cùng đoạt giải khuyến khích
Lân của cơ sở điêu khắc đá Mai Hào
Lân của sơ sở điêu khắc đá Phương Xuân
Các tác phẩm của cơ sở điêu khắc đá Trung Cường
Có thể thấy các chi tiết, hoa văn trên tượng mềm mại, thân thiện hơn so với các mẫu tượng Trung Quốc
Một cặp lân khác cũng của cơ sở Tiến Hiếu
Cặp lân của cơ sở Phạm Trông
Cặp lân khác của cơ sở Tiến Hiếu
Tác phẩm của cơ sở Lê Chín
Các cơ sở điêu khắc tham gia cuộc vận động sáng tác
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.