Thực tế, quan hệ giữa hai nước khá phức tạp dù tất nhiên vẫn có thể cùng nhau chia sẻ lợi ích. Mỹ đã có vị thế hàng đầu thế giới trong phần lớn thế kỷ 20 trong khi bắt đầu từ thập niên 1980, Trung Quốc tiến hành đổi mới sâu rộng, hiện đại hóa về thể chế chính trị, hệ thống kinh tế và cả quân sự.
Dường như nhiều người vẫn cho rằng Washington và Bắc Kinh có một “định mệnh” đối nghịch nhau, sẽ bùng nổ xung đột vào ngày nào đó. Điều này có thể xảy đến nhưng vẫn có thể tránh được. Nếu xung đột toàn diện nổ ra giữa hai bên thì sẽ là thảm họa cho cả hai và bất kể bên nào bắt đầu thì kết quả cũng đều đáng lo. Nhìn lại những diễn biến xoay quanh tình hình căng thẳng song phương gần đây sẽ thấy điều đó rất rõ.
Thực chất, hai bên không chỉ cạnh tranh về quân sự mà hầu như trong tất cả các mặt khác. Có một thực tế là chính sự cạnh tranh của Trung Quốc phần nào làm cho Mỹ trở nên tốt hơn. Trong thực tế, Mỹ đã có những thành tựu lớn hơn về quyền sở hữu trí tuệ, môi trường kinh doanh và cả môi trường chính trị. Xét cho cùng, đối với các cường quốc hoặc những nước đang muốn vươn lên tầm cường quốc thì việc đổi mới tự thân để cạnh tranh cũng như chọn lựa trở thành một kiểu mẫu định hướng phù hợp với các quy tắc chung của thế giới vẫn tốt hơn biện pháp tìm cách gây ảnh hưởng trực tiếp lên các nước khác.
Bình luận (0)