Nói tới thành phố Cà phê, khách du lịch sẽ ấn tượng với các tiện ích độc đáo, khác biệt cùng những công trình kiến trúc độc bản, đưa nơi đây trở thành điểm đến du lịch, trải nghiệm mua sắm thu hút hàng triệu khách du lịch như Bảo tàng Thế giới Cà phê, vườn Zen, khu luyện tập cưỡi ngựa Ả Rập - Golf 3D… Thế nhưng riêng với anh Quang Vinh (cư dân thành phố Cà phê) lại chú ý và ấn tượng về hệ sinh thái xanh trong mỗi khuôn viên của các tiện ích đã hoàn thiện ở đây.
|
Thông tin từ chủ đầu tư, mật độ xây dựng tại mỗi khu tiện ích của thành phố Cà phê rất thấp, chỉ từ 10-25%. Do vậy, mỗi khu tiện ích trở thành một công viên sinh thái riêng giúp cư dân hòa cùng thiên nhiên ở mọi góc độ và có nhiều lựa chọn để rèn luyện, bảo vệ sức khỏe.
Được xây dựng dựa trên triết lý trường phái kiến trúc chữa lành, các loại vật liệu xây dựng ở thành phố Cà phê cũng được lựa chọn kỹ lưỡng. Hầu hết các công trình tiện ích đều được xây dựng từ các loại vật liệu tự nhiên như: gỗ, gạch không nung… và đặc biệt là đá bazan bản địa. Hình thành từ nham thạch núi lửa hàng triệu năm trước, đá bazan có đặc tính cách âm, không thấm nước, hoàn toàn không chịu tác động của bất kỳ điều kiện thời tiết nào và làm ấm về mùa đông và mát về mùa hè.
|
Với đặc điểm đồi núi, quy hoạch hạ tầng, các công trình kiến trúc tại đây đều được xây dựng nương theo địa hình tự nhiên, giảm tối đa các tác động tiêu cực tới môi trường. Theo các chuyên gia quy hoạch, việc san lấp, làm địa hình bằng phẳng để xây dựng rất dễ, việc xây dựng có thể nhanh hơn nhưng sẽ có nhiều tác động tiêu cực về dài lâu.
Các công trình kiến trúc, hạ tầng xây dựng tại thành phố Cà phê không chỉ để bảo vệ sức khỏe con người mà có thể giúp chữa lành, đưa thiên nhiên trở về vẻ đẹp nguyên sơ vốn có từ thuở xa xưa. Khi con người và thiên nhiên được tôn trọng như nhau, một lối sống lành mạnh, chan hòa yêu thương sẽ tự nhiên được hình thành.
“Khi phát triển đô thị, chúng ta mang đất cát từ nơi này bồi đắp, làm cao nơi kia, hoặc san phẳng địa hình đồi núi để xây dựng thì chắc chắn đã có sự tác động lớn tới tự nhiên. Ban đầu mọi người có thể nhìn thấy một ngôi nhà đẹp, một khu phố đẹp. Nhưng theo thời gian, không khó để nhìn ra các hậu quả kéo dài như ngập lụt, sạt lở, xói mòn… đã xảy ra ở nhiều nơi”, chia sẻ của chuyên gia.
|
Ngoài các hoạt động độc đáo như bắn cung, cưỡi ngựa, yoga, thiền, golf… trong các tiện ích đặc quyền dành cho cư dân thì các cung đường nội khu thành phố Cà phê cũng là nơi lý tưởng để luyện tập đáp ứng xu hướng chạy bộ trong cộng đồng. “Tôi thích các cung đường địa hình đồi dốc tự nhiên và thường xuyên tham gia chạy trực tuyến. Các tuyến đường, cảnh quanh tiện ích của thành phố Cà phê có nhiều loại cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi như đa, đề… quen thuộc trong văn hóa người Việt, được trồng rất nhiều giúp mang lại cảm giác tĩnh tại, thư thái và năng lượng tích cực cho tâm hồn. Môi trường sống, thiên nhiên trong lành là món quà quý giá cho sức khỏe. Những điều này khó tìm được ở các thành phố lớn”, anh Quang Vinh nói.
Theo thông tin từ chủ đầu tư, tới tháng 9.2021, hàng chục căn nhà đầu tiên tại dự án đã cất nóc và bắt đầu hoàn thiện thô. Với việc vượt tiến độ xây dựng theo kế hoạch, dự kiến đầu năm 2022, thành phố Cà phê có thể đón những chủ nhân đầu tiên trở về ngôi nhà trong mơ tại đô thị chữa lành đầu tiên của Việt Nam.
“Gia đình tôi từ TP.HCM về Buôn Ma Thuột ‘tránh dịch’ và quyết định mua nhà ở dự án để có ngôi nhà thứ 2 của mình ở quê hương. Khi đưa cả gia đình đến vui chơi, tham quan các tiện ích ở đây tôi mới thấy chủ đầu tư rất kỹ lưỡng trong từng chi tiết nhỏ. Vỉa hè tại thành phố Cà phê sử dụng gạch chạy rãnh giúp cha tôi di chuyển gậy baton rất an toàn, dễ dàng. Những rãnh này cũng thích hợp với kích cỡ của xe lăn thông thường dành cho người khuyết tật.
|
Đặc biệt các loại cây được lựa chọn trồng ở đây đều rất ý nghĩa như sao, ngọc lan, tre, trúc…, là những loại mang nhiều dược tính chữa lành, tạo thành nhiều phân tầng khác nhau, mỗi mùa đều có màu sắc đặc trưng riêng. Nếu chủ đầu tư không tâm huyết thì sẽ không thể chú ý tới những điều nhỏ như vậy. Gia đình tôi rất mong sớm được chuyển về đây, anh Huy Tâm (cư dân thành phố Cà phê) chia sẻ.
Để có thể trải nghiệm khu đô thị chữa lành đầu tiên tại Việt Nam tại Buôn Ma Thuột, bạn chỉ mất khoảng 4 giờ đồng hồ di chuyển bằng đường bộ từ các thành phố Nha Trang, Pleiku, Đà Lạt...; và 35 phút di chuyển bằng đường hàng không từ TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng…
Bình luận (0)