Đó là nhận định của ông Trương Kim Quân, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích TP.HCM, tại hội thảo: "Bảo tồn và phát triển di sản kiến trúc trong đô thị hiện đại”, do Báo Thanh Niên tổ chức ngày 10.6. Theo ông Quân, di sản kiến trúc là tài sản quý giá nhất của quốc gia và bộ phânh cấu thành kho tàng di sản văn hóa, là loại tiềm năng “tài nguyên du lịch đặc biệt”. Công tác bảo tồn di sản kiến trúc là một hoạt động có tính liên ngành và cần có sự phối hợp của toàn thể cộng đồng, xã hội.
Không gian di sản đô thị bị phá vỡ
Theo ông Trương Kim Quân, cùng với tốc độ phát triển kinh tế là tốc độ đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh chóng, nhiều công trình mới đã và đang xây dựng ở khu vực trung tâm như: Q.1, 3; 5… Song song giữa phát triển và bảo tồn còn tồn tại không ít những mâu thuẩn đòi hỏi các nhà quản lý đô thị di sản cần có tầm nhìn và có những hoạch định mang tính khoa học, chiến lược để việc phát triển đô thị không trở nên mâu thuẩn, hài hòa giữa hiện đại và quá khứ.
|
Thời gian gần đây, các cơ quan đơn vị chức năng của thành phố quan tâm trao đổi ý kiến với cơ quan quản lý chuyên ngành trong việc lập quy hoạch, cấp phép xây dựng các công trình tiếp giáp, liền kề khu vực bảo vệ di tích đã góp phần hoàn thiện công tác quản lý, kiểm tra, giám sát di tích; hạn chế, ngăn chặn và khắc phục tình trạng di tích bị xâm hại, lấn chiếm, xuống cấp.
tin liên quan
Khai thác di sản để phát triển du lịchBảo tồn phải dựa vào cộng đồng
Cũng theo ông quân, các dự án tu bổ di tích là dự án có tính chất đặc thù chịu sự chi phối của nhiều luật như: luật Di sản văn hóa, luật Xây dựng, luật Đấu thầu, luật Đầu tư công… nên quy trình làm hồ sơ tu bổ di tích gặp nhiều khó khăn về mặt quy trình; phải tốn ít nhất 4 bước “lượt đi” và 4 bước “lượt về”.
Thời gian qua, UBND TP.HCM yêu cầu các sở ban ngành phối hợp trong giải quyết các dự án tu bổ di tích. Tuy nhiên việc hiểu không rõ các quy định trong luật Di sản văn hóa cũng như có những sự xung đột với các quy định của các luật khác dẫn đến thời gian thẩm định phê duyệt kéo dài. Đối với trường hợp việc tu bổ di tích bằng nguồn vốn ngân sách quận huyện càng gặp khó khăn.
|
Trong công tác lập hồ sơ xếp hạng di tích vẫn còn các công trình mà chủ sở hữu hoặc người trực tiếp sử dụng công trình chưa đồng thuận. Nguyên nhân vì việc xếp hạng di tích sẽ làm giới hạn việc xây dựng, sửa chữa, cải tạo, phát triển cơ sở vật chất hoặc e ngại công trình xây dựng từ thế kỷ 19 đến nay không đảm bảo an toàn khi sử dụng hoặc chưa có những chính sách phù hợp, đáng ứng yêu cầu, nguyện vọng của người dân.
tin liên quan
Khai thác di sản để phát triển du lịchViệc quản lý và khai thác di tích chưa thực hiện đồng bộ, nên dẫn đến tình trạng công trình di tích bị xuống cấp không được kịp thời bảo quản, tu bổ; còn chờ đợi vào kế hoạch tu bổ di tích của thành phố và kinh phí đầu tư tu bổ từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Chính vì những khó khăn vướng mắc trong công tác bảo tồn di sản văn hóa đã nêu trên do đó đã đến lúc cần nhìn nhận lại vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác bảo tồn di sản văn hóa. Di sản văn hóa thể hiện được khai thác trên nhiều khía cạnh văn hóa, kinh tế, xã hội nên cần có nhiều ngành, nhiều thiết chế tham gia vào hoạt động bảo tồn hoặc khai thác trên cùng một địa bàn.
Đặc biệt công tác bảo tồn di sản cần thiết phải dựa vào cộng đồng mà kinh nghiệm ở Hội An là một ví dụ điển hình.
Trung tâm Bảo tồn di tích TP.HCM có 3 đề xuất1. Hoàn thiện cơ bản hệ thống văn bản pháp lý của TP.HCM về phân cấp quản lý di tích, quy chế quản lý đầu tư tu bổ di tích… Đẩy nhanh chương trình bảo tồn cảnh quan kiến trúc đô thị trên địa bàn thành phố.
2. Xây dựng quy hoạch tổng thể bảo tồn di tích của thành phố đến năm 2030 từ đó chọn danh mục những di tích có giá trị cao về lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật, khảo cổ, truyền thống… để có kế hoạch ưu tiên đầu tư.
3. Giải quyết hài hòa lợi ích chung của toàn xã hội và lợi ích riêng của các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng các công trình di tích.
|
Bình luận (0)