>> Cách ngâm rượu bổ nhân sâm
>> Vô địch rượu ngâm
>> Rượu ngâm linh chi và long nhãn
Ngày 15.8, ông Lê Thanh Triều, Chủ tịch UBND H.U Minh, cho biết: “Thời gian qua, thương lái đến xã mua hơn 30 tấn trái giác chín chở về Kiên Giang làm rượu, giá thu mua khá cao, khoảng 8.000 đồng/kg. Thương lái cũng đến huyện đặt vấn đề sẽ trồng cây giác rộng rãi và mở nhà máy sản xuất rượu tại địa phương nhưng huyện phải nghiên cứu tính khả thi của dự án mới có thể quyết định được”. Hiện mỗi ngày có hơn 100 người dân của xã Khánh Thuận vào các bờ bao quanh rừng để hái trái giác. Trước kia, trái giác chín chỉ là loại quả “vô tích sự” thì nay nó đã trở thành mặt hàng hái ra tiền, tạo thu nhập đáng kể cho cho nông dân địa phương. Trung bình một người có thể kiếm được khoảng 150.000 đồng/ngày từ công việc này.
|
Trao đổi với Thanh Niên qua điện thoại, ông Trịnh Công Phát, Giám đốc Công ty CP Sơn Phát (H.Phú Quốc, Kiên Giang) - người đứng ra thu mua trái giác, cho biết: “Chúng tôi chưa mở rộng diện tích trồng, hiện còn trong giai đoạn khảo sát công dụng của trái giác, hiệu quả kinh tế của nó”. GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng ĐH Tân Tạo (Long An), nhận định: “Trái giác làm rượu vang rất ngon nên đây là dự án có triển vọng lớn. Trước mắt, trái giác ngoài tự nhiên rất nhiều, chưa phải trồng nên không cần cân nhắc nhiều”.
Theo kỹ sư Trần Văn Thước, Hội Liên hiệp khoa học kỹ thuật tỉnh Cà Mau, đây là loại cây dây leo, phát triển và tồn lưu đa niên, thân giác khi bị phân thành các đoạn đều có thể phát triển dây leo mới, thậm chí dây giác vươn dài 1 mét/tuần. Giác cũng là loại khó diệt và là môi trường thuận lợi để loài vắt sinh sôi. Nếu muốn phát triển việc trồng giác thì phải cân nhắc thị trường tiêu thụ có lâu dài không, bền vững không. Quan trọng hơn hết là phải có biện pháp tiêu diệt hữu hiệu nếu thị trường không còn nhu cầu bởi như đã nói, đây là loại rất khó diệt và nó triệt tiêu những cây trồng xung quanh, kể cả cây cổ thụ.
Gia Bách
Bình luận (0)