Sáng 18.7, đoàn chuyên gia Nhật Bản đến khảo sát hiện trường khu vực sạt lở kinh hoàng ở hẻm 36 Hoàng Hoa Thám, P.10 (Đà Lạt).
Cụ thể, đoàn chuyên gia của Công ty Cổ phần địa chất Kawasaki (Nhật Bản) được ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) cùng các ngành liên quan của tỉnh Lâm Đồng hướng dẫn đi thực tế hiện trường khu vực sạt lở kinh hoàng ở hẻm 36 Hoàng Hoa Thám, P.10.
Chuyên gia Nhật Bản nói về sạt lở ở Đà Lạt: Hình ảnh vệ tinh cho thấy bất ổn
Đoàn đã khảo sát khu vực phía trên bờ kè ta luy đúc bằng bê tông (đã bị sạt trượt), đồng thời đến hẻm 36 Hoàng Hoa Thám để khảo sát từ dưới lên trên và ghi nhận nhiều hình ảnh cận cảnh để nghiên cứu…
Vụ sạt lở nghiêm trọng ở Đà Lạt: Khởi tố 2 bị can
Ông Lê Ngọc An, kỹ sư của Công ty Cổ phần địa chất Kawasaki cho biết, đơn vị này từng giúp TP.Đà Lạt khảo sát, tham vấn để khắc phục sự cố sạt trượt đất ở khu vực đầu đường Nguyễn Văn Trỗi (Đà Lạt) tháng 4.2017. Chuyến này đến Đà Lạt, ngoài việc khảo sát khu vực sạt lở hẻm 36 Hoàng Hoa Thám, đoàn còn khảo sát nhiều vị trí sạt lở đất khác trên địa bàn TP.Đà Lạt. Từ đó sẽ có tham vấn cho lãnh đạo UBND TP.Đà Lạt nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung trong vấn đề phòng ngừa sạt lở đất mùa mưa bão trong bối cảnh thời tiết Đà Lạt ngày càng khắc nghiệt, mưa nhiều và kéo dài.
Còn ông Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND TP.Đà Lạt cho biết, sau khi xảy ra sự cố sạt lở đất ở hẻm 36 Hoàng Hoa Thám, phía Nhật Bản rất quan tâm đến vấn đề này. Sau khi trao đổi, TP.Đà Lạt đã mời đoàn chuyên gia Nhật Bản qua khảo sát một số vị trí và sẽ có tham vấn với thành phố trong việc chống sạt trượt đất trên địa bàn Đà Lạt.
Cũng theo ông Sơn, đến nay việc phá dỡ phần ta luy nguy hiểm lơ lửng trên cao còn lại cơ bản đã hoàn thành, chỉ còn 2 khối bê tông phía trên sẽ tiếp tục được đục bỏ.
Tiếp đó đoàn đến một số điểm sạt lở đất ở đường Khe Sanh, Đặng Thái Thân để khảo sát nhằm đưa ra tham vấn tổng thể cho TP.Đà Lạt trong việc chống sạt lở đất trên địa bàn.
Bình luận (0)