Số liệu tại buổi họp báo do Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS) tổ chức hôm qua cho biết, xuất khẩu 5 tháng đầu năm đạt 141.000 tấn tương đương gần 1,4 tỉ USD, tăng 21,4% về số lượng và tăng 25,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc là ba nhà nhập khẩu chính với thị phần lần lượt là 29%, 17% và 15%. Triển vọng tăng trưởng thị trường toàn cầu khoảng 4% so với năm 2017.
"Cá mập" thao túng thị trường điều ?
tin liên quan
Thu tỉ USD từ xuất khẩu điềuÔng Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch VINACAS đặt nghi vấn, trong ngành điều có thể có “cá mập”. Với tiềm lực mạnh họ vừa là nhà nhập khẩu nguyên liệu vừa là nhà xuất khẩu điều nhân. Họ thành lập các công ty con ở trong và ngoài nước để làm việc này để chuyển giá, phá giá. Bên cạnh đó sự rối loại thị trường còn do chúng ta có quá nhiều nhà môi giới. Thị trường đang tồn tại cả trăm môi giới, nhiều hơn các lĩnh vực khác.
Theo ông Thanh, ngưỡng giá chịu đựng của các DN là 4,3 USD/pound nhưng nhiều đơn vị chỉ bán có 4,15 - 4,2 USD/pound. Giá xuất khẩu của Việt Nam hiện thấp hơn Ấn Độ, nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới sau Việt Nam dù hiện nay lượng xuất khẩu của họ đã giảm mạnh.
Nhà nhập khẩu cũng “sốc”
Trong khi các DN sản xuất điều trong nước bức xúc vì “giá điều giảm mạnh và nhanh hơn cả giá chứng khoán” thì chị Hương, đại diện một doanh nghiệp môi giới cho biết: Các khách hàng của chúng tôi ở Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) cũng sốc. Họ hỏi tôi vì sao điều Việt Nam loạn giá như vậy. Mức giá giảm liên tục thời gian qua làm các lô hàng nhập khẩu sau ngày càng rẻ, các lô hàng tồn kho trước trước đây không “đẩy” ra được, muốn bán phải chịu lỗ. Ông Trần Văn Hiệp, một doanh nghiệp thành viên của VINACAS, bức xúc: Mức giá 4,5 USD/pound là các nhà nhập khẩu đã vui mừng lắm rồi. Nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn bán dưới mức giá này và dưới cả giá sàn, gây hỗn loạn thị trường.
|
Vòng lẩn quẩn của ngành điều cũng như nhiều ngành khác là quy mô nhỏ, vốn ít, nhu cầu xoay vòng vốn nhanh. Trong xu hướng giảm giá vừa qua, các DN càng cố gắng đẩy hàng ra càng nhanh càng tốt để thoát lỗ, dẫn đến tình trạng phá gia, loạn giá. Theo VINACAS, hiện nay nhiều cơ sở sản xuất điều đã thua lỗ từ 3 - 5 tỉ đồng, thậm chí cả chục tỉ đồng.
Một số DN chia sẻ, hiện nay ngành điều đang sản xuất trong tình trạng thua lỗ và thua ngay trên sân nhà, lợi nhuận rơi vào tay các nhà nhập khẩu và rang chiên thế giới. Ngoài câu chuyện vốn, thiếu thông tin nên tâm lý không vững. Để giải quyết bài toán thua lỗ hiện nay của ngành điều các DN cần đoàn kết lại bước đầu là giữ giá sau đó là kéo giá điều tăng trở lại. Điều này là hoàn toàn có thể khi nhu cầu thị trường đang tăng trưởng 4%/năm và Việt Nam chiếm đến 60% nguồn cung điều toàn cầu. Theo ông Thanh, thời gian qua các DN kể cả các DN lớn nói xấu nhau nhiều quá. Muốn đoàn kết, việc đầu tiên là phải bớt nói xấu nhau như hiện nay.
Bình luận (0)