Đó là nội dung đáng chú ý trong công văn mà một số doanh nghiệp kinh doanh gas vừa kiến nghị lên người đứng đầu Chính phủ và lãnh đạo Bộ Công thương liên quan đến Nghị định điều kiện kinh doanh gas.
Trong một văn bản kiến nghị gửi Thủ tướng, Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) mới đây, ông Lê Xuân Tuyến, Giám đốc Công ty cổ phần Việt Xô gas (Thái Bình) cho biết, trước đây, theo Nghị định 107 năm 2009 về điều kiện kinh doanh gas, thương nhân phân phối gas cấp 1 phải có bồn chứa 800 m3 và 300.000 vỏ bình. Điều này khiến một doanh nghiệp muốn làm thương nhân phân phối thì phải đầu tư hàng trăm tỉ đồng mới đạt chuẩn. "Để đủ điều kiện kinh doanh, phần lớn chúng tôi phải đi vay ngân hàng. Nhưng nay, nếu nghị định hạ chuẩn xuống với bồn chứa chỉ còn 300 m3 và 100.000 vỏ bình thì không khuyến khích những người đầu tư bài bản như chúng tôi", ông Tuyến nói. Do vậy, theo vị này, sẽ có tình trạng các thương nhân không đáp ứng được điều kiện về bồn chứa, vỏ bình trước đây nghiễm nhiên tham gia thị trường, gây náo loạn.
Thậm chí, theo ông Nguyễn Minh Châu, Giám đốc Công ty dầu khí Thanh Hóa, nếu Chính phủ tiếp tục hạ thấp các điều kiện kinh doanh thì Bộ Công thương - cơ quan chủ trì soạn thảo nghị định "cần xem xét, bồi thường những khoản vay ngân hàng mà các doanh nghiệp đã đầu tư", ông Châu đề xuất.
Trong văn bản gửi lãnh đạo Bộ Công thương, đại diện doanh nghiệp này cũng nêu thực tế, hiện nay trên thị trường, tình trạng chiếm dụng vỏ bình, cưa tai, mài nhãn để sang chiết gas lậu diễn ra phổ biến, khi xảy ra cháy nổ sẽ không có căn cứ để xử lý và truy cứu trách nhiệm. Do vậy, nếu các quy định về gia nhập thị trường bị giảm đi thì tình trạng kể trên càng có nguy cơ lan rộng.
Tương tự, ông Lê Khắc Lãm, Giám đốc Công ty TNHH vận tải và thương mại Hoàng Lãm (Thanh Hóa) nhìn nhận, việc có nhiều thương nhân tham gia thị trường là tốt. Nhưng theo ông, một khi doanh nghiệp không lo nâng cấp để đạt điều kiện mà "bỗng dưng" đủ chuẩn vì Nhà nước thay đổi quy định theo hướng mềm đi thì điều đáng ngại là các doanh nghiệp này sẽ tranh giành đại lý, khách hàng, sang chiết thủ công, và hệ quả là nguy cơ mất an toàn cao, cuối cùng người tiêu dùng sẽ lãnh đủ.
Do vậy, điểm chung trong các văn bản mà những doanh nghiệp này vừa gửi lên các cơ quan quản lý hồi đầu tuần này là giữ nguyên các quy định tại Nghị định 19.
tin liên quan
Cuộc 'nội chiến' ngành gasTại các cuộc đối thoại nói trên, lãnh đạo Bộ Công thương đã khẳng định sẽ tiếp thu, cân nhắc các kiến nghị để xem xét sửa đổi theo hướng tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp tham gia thị trường gas.
Bình luận (0)