Theo ông Mai Đức Thiện, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐ-TB-XH), mặc dù bộ luật LĐ quy định các DN chỉ được làm thêm từ 200 - 300 giờ/người/năm, nhưng nhiều DN tổ chức làm thêm quá số giờ quy định, nhất là DN trong ngành may mặc, chế biến thủy sản làm hàng xuất khẩu thường bị động về thời gian với bên đặt hàng gia công sử dụng nhiều LĐ. Bên cạnh đó, một bộ phận người lao động muốn làm thêm giờ để tăng thu nhập.
tin liên quan
“Loạn” giá xuất khẩu lao độngChiếm 60% trên tổng số lao động đi nước ngoài, Đài Loan là thị
trường xuất khẩu lớn nhất của VN. Tuy nhiên, tình trạng thu phí “trên
trời” và nạn bỏ trốn khiến VN đang phải đối mặt với nguy cơ đánh mất thị
trường này.
Ghi nhận ý kiến từ các địa phương gửi về Bộ LĐ-TB-XH, ông Thiện cho biết: “Ngoài đề nghị tăng giới hạn làm thêm giờ trong 1 năm, các DN mong muốn được phép áp dụng làm thêm giờ linh hoạt trong một số điều kiện đặc biệt để phù hợp với quy định các nước trong khu vực, tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Ngoài ra, các DN cũng kiến nghị với những DN giảm giờ làm việc bình thường theo tuần thì đề nghị tăng số giờ làm thêm tương ứng. Cụ thể, DN giảm giờ làm việc xuống 40 giờ thì cho phép tăng giờ làm thêm nhiều hơn so với DN làm việc 48 giờ/tuần, tối đa 8 giờ/tuần, tức khoảng 400 giờ/người/năm”.
Đại diện cho giới chủ sử dụng LĐ, bà Trần Thị Lan Anh, Phó giám đốc Văn phòng Giới chủ sử dụng LĐ - Phòng Thương mại - Công nghiệp VN, cũng cho rằng cần bãi bỏ giới hạn làm thêm giờ theo ngày, theo tháng, chỉ quy định làm thêm giờ theo năm. Quy định giới hạn làm thêm giờ cần linh hoạt dựa trên tính chất từng ngành nghề. “Làm thêm giờ là vấn đề cấp bách với DN, suốt 3 năm qua, các hiệp hội DN trong và ngoài nước đã kiến nghị rất nhiều về vấn đề này. Việc giới hạn thời gian làm thêm giờ đã hạn chế, giảm sức cạnh tranh của DN. Đặc biệt là các DN khi thực hiện các đơn hàng theo mùa vụ”, bà Lan Anh bày tỏ.
Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Phạm Minh Huân cho biết trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc sửa đổi, bổ sung bộ luật LĐ là hết sức cần thiết và kịp thời để tạo hành lang pháp lý vững chắc, lành mạnh quan hệ LĐ, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể tham gia quan hệ LĐ. “Việc tăng giờ làm thêm sẽ được Bộ tiếp thu và cân nhắc để hoàn thiện dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật LĐ trình Chính phủ để trình Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 3 và thông qua tại kỳ họp thứ 4 của Quốc hội khóa 14”, ông Huân nói.
Bình luận (0)