Anh Lân (39 tuổi, quê ở Thái Bình) nhưng đã từng bôn ba lập nghiệp cả ở TP.HCM và Hà Nội hơn 15 năm nay và cũng không ít lần thất bại. Trước khi mở công ty nhập khẩu thiết bị điện đang làm ăn tốt như hiện nay, anh từng thất bại và phải đóng cửa 2 doanh nghiệp khác, cũng đều thuộc dạng quy mô nhỏ và vừa, và cùng vì thiếu vốn mà gõ cửa vay ngân hàng không được. “Những năm trước, mỗi lần đến ngân hàng vay vốn, công ty tôi thường nhận cái lắc đầu. Các bạn tín dụng chẳng ngần ngại nói, lý do tôi bị từ chối ngay như vậy là vì không có tài sản đảm bảo nào”, anh Lân giãi bày.
Thực tế, những doanh nghiệp thuộc dạng nhỏ và vừa hầu hết không có nhiều tài sản để đảm bảo cho nhu cầu vốn của công ty. Các ngân hàng dù có cần khách đến mấy cũng không dám nhắm mắt cho vay kiểu “thả gà ra đuổi”. Tuy nhiên, tâm lý “ngại”, thậm chí “sợ” cho vay ấy vài năm gần đây đã hoàn toàn thay đổi.
Công ty kinh doanh thiết bị điện quy mô doanh thu gần 40 tỉ đồng của anh Lân đang cùng một lúc nhận được nhiều đề nghị cho vay của các ngân hàng. “Điều kỳ diệu là họ đều cho vay tín chấp và điều tôi ấn tượng nhất là Ngân hàng Hàng Hải (Maritime Bank) sẵn sàng cấp hạn mức tới 4 tỉ đồng mà thời gian ra quyết định chỉ trong 3 ngày. Ngân hàng này thậm chí còn có mức lãi suất thấp, trong khi các ngân hàng khác chào mời tôi với mức lãi suất phải đến 20%/năm. Ngoài ra, với hạn mức này, công ty tôi còn có thể phát hành bảo lãnh với tỷ lệ ký quỹ thấp”, anh Lân kể.
Quả thực, cho vay tín chấp đang trở thành xu hướng mới trong việc cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Dù là những khoản vay nhỏ nhưng theo đánh giá, tiềm năng từ mảng này lại lớn, đến từ việc Việt Nam vẫn còn tới hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa kể những đơn vị siêu nhỏ.
Do đó, các gói tín dụng với phân khúc này ngày một hấp dẫn. Trên cơ sở đánh giá sự uy tín và tiềm lực tài chính, hạn mức tín chấp của Maritime Bank áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ có doanh thu năm từ 17 tỉ đồng, thành lập tối thiểu 2 năm. Với hạn mức được cấp, khách hàng có thể sử dụng đa dạng các sản phẩm, từ vay ngắn hạn (vay bổ sung vốn lưu động, thanh toán hàng nhập khẩu..), tài trợ thương mại (cho vay tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu), vay trung hạn, chiết khấu bộ chứng từ đến thư bảo lãnh tín dụng L/C…
Không chỉ cạnh tranh về giá (lãi suất), về chất lượng dịch vụ (thủ tục đơn giản), nhiều ngân hàng còn sẵn sàng kiêm luôn việc tư vấn tài chính, giúp cách quản lý dòng tiền luôn. Ông Trần Phương Nam, giám đốc một doanh nghiệp phân phối hàng tiêu dùng (Hà Nội) cho biết, nhân viên tín dụng không chỉ hỗ trợ ông để giải ngân vốn mà còn sẵn sàng “cầm tay chỉ lối” trong việc quản lý dòng tiền, lên kế hoạch tài chính cho công ty. “Trước tôi cứ kinh doanh thôi, có khách là tôi phục vụ. Nhưng thú thật khi lượng doanh thu tăng gấp 5, gấp 10 lần thì tôi bắt đầu bối rối không biết quản lý như thế nào và có ngày còn không biết mình thu về lãi bao nhiêu. Nhưng gần đây nhân viên ngân hàng (Martime Bank) tư vấn về quản trị rất chu đáo nên tôi cũng vỡ ra nhiều điều”, ông Nam khoe.
Chia sẻ với báo chí, lãnh đạo Maritime Bank cho biết, đồng hành cùng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Maritime Bank mong rằng, với những điều kiện “dễ thở” hơn như thế này, chúng tôi tin rằng các doanh nghiệp sẽ nhanh chóng được bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh mà không cần băn khoăn đến tài sản đảm bảo cũng như lo ngại về lãi suất.
Bình luận (0)