Doanh nghiệp Việt ít quan tâm hội nhập quốc tế

28/12/2015 21:44 GMT+7

Dù đang bước vào giai đoạn tham gia nhiều hiệp định, cộng đồng kinh tế quốc tế, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa trang bị đủ kiến thức cho cuộc chơi chung.

Dù đang bước vào giai đoạn tham gia nhiều hiệp định, cộng đồng kinh tế quốc tế, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa trang bị đủ kiến thức cho cuộc chơi chung.

PACE đưa ra kết quả khảo sát cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng cho việc hội nhập kinh tế quốc tếPACE đưa ra kết quả khảo sát cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng cho việc hội nhập kinh tế quốc tế

Đây là kết quả sơ bộ từ nghiên cứu do Trường doanh nghiệp PACE cùng hàng trăm doanh nhân, quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp thực hiện, công bố ngày 28.12 tại tọa đàm mang tên Nhận thức hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam, tổ chức tại TP.HCM.

Việt Nam trong năm qua đã đàm phán thành công về việc tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Trước đó, Việt Nam cũng nằm trong Tổ chức Kinh tế Thế giới (WTO). Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước cơ hội và thách thức từ một nền kinh tế chịu tác động của những luật chơi chung, song việc nghiên cứu và quan tâm của họ lại chưa sâu.

Kết quả cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam ít quan tâm đến hội nhập kinh tế quốc tế, thể hiện qua tỉ lệ những người được hỏi nói về một số hiệp định quốc tế, tổ chức quốc tế.

Theo đó, chỉ 56,8% doanh nghiệp Việt Nam được hỏi cho rằng họ có quan tâm tới TPP, trong khi tỉ lệ ở AEC và WTO tương ứng là 40,9% và 33,4%.

Sâu hơn, có tới 85,5% doanh nghiệp nói rằng họ không nắm được các điều khoản cụ thể của AEC, tương tự là 77,8% doanh nghiệp không nắm được TPP gồm những gì, và 66,3% không hiểu hết về WTO.

Việc nhiều doanh nghiệp không hiểu và hiểu sai lệch về các chi tiết của TPP, AEC và WTO cũng là vấn đề nổi cộm, nhất là về mục đích của các diễn đàn, cộng đồng kinh tế này, theo báo cáo của PACE.

Mặc dù vậy khi đề cập tới lợi ích và tác động của hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam lại nhận thức khá rõ ràng. Trong đó, họ đặc biệt cho rằng lợi ích đầu tiên hội nhập mang lại là cơ hội (70,5%). Đáng chú ý, có 56,1% doanh nghiệp tư nhân nói rằng “cơ hội” là lợi ích đầu tiên của hội nhập, trong khi chỉ 7% doanh nghiệp nhà nước nhận xét như vậy.

Các doanh nghiệp nhìn chung quan tâm tới các lợi ích như mở rộng thị trường sản phẩm, mở rộng cơ hội hợp tác và sự thay đổi, hòa nhập môi trường quốc tế. Tuy nhiên một số lợi ích khác cũng quan trọng không kém thì lại ít được quan tâm, ví dụ nguồn vốn, công nghệ (chỉ 6,7% quan tâm), luật lệ (5,4%), chất lượng lao động (5%). Đặc biệt, chỉ 2% doanh nghiệp quan tâm tới lợi ích về chất lượng sản phẩm.

Một vấn đề nữa nằm ở tâm lý bị động của doanh nghiệp Việt Nam trong việc hội nhập, nghiên cứu cho biết. Theo đó tỉ lệ các doanh nghiệp nói rằng họ sẵn sàng hội nhập khá thấp, với AEC là 19,7%, TPP là 21,7% và WTO là 31,1%.

Các kết quả từ sự nhận thức này cũng chịu ảnh hưởng không ít từ truyền thông, yếu tố quan trọng đưa kiến thức và tin tức về hội nhập đến với doanh nghiệp. Trong đó internet chiếm 74,8% lượng truy cập của doanh nghiệp về hội nhập, tiếp theo là báo chí (62,4%), tivi (54%).

PACE cho biết nghiên cứu lần này được thực hiện với sự tham gia của 493 doanh nhân là lãnh đạo cấp cao, quản lý cấp trung và phần còn lại... có thể được coi là đại diện cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đa phần những doanh nghiệp tham gia vào cuộc nghiên cứu này có trụ sở chính ở phía Nam, đặc biệt ở TP.HCM.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.