(TNO) * Em tốt nghiệp cao đẳng nghề ngành cơ khí của Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, năm 2012 em có tham gia kỳ thi tay nghề quốc gia và đạt giải nhất. Cho em hỏi năm nay em muốn thi liên thông vào ngành cơ khí của Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM có được không và có được ưu tiên gì không? ([email protected]).
|
- Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM: Đầu tiên, nếu em tốt nghiệp CĐ trên 36 tháng và muốn thi liên thông lên ĐH chính quy vào Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM thì có thể tham gia kỳ thi vào tháng 3 hằng năm. Nếu em tốt nghiệp dưới 36 tháng, em phải tham gia kỳ thi chung với thí sinh thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay.
Riêng về chế độ ưu tiên đối với thí sinh đoạt giải kỳ thi tay nghề quốc gia, hiện nay trong hệ thống văn bản chưa có quy định ưu tiên cho đối tượng nay. Trường sẽ gửi văn bản lên các cấp có thẩm quyền để xin ý kiến. Em có thể gọi điện trực tiếp đến trường để được tư vấn thêm trong thời gian tới.
* Nếu năm đầu tiên em trúng tuyển và học một ngành, năm sau em muốn chuyển ngành khác thì có được không ạ? (Nguyễn Thị Hảo, học sinh Trường THPT chuyên Bến Tre).
- Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt: Theo quy định, nếu em thi và trúng tuyển ngành nào thì phải học ngành đó. Tuy nhiên, vì hiện nay các trường đào tạo theo học chế tín chỉ, nên sau một năm học nếu em có nguyện vọng thay đổi ngành học, các trường có thể xem xét đơn xin chuyển ngành với những điều kiện cơ bản: khối thi ngành muốn chuyển đến trùng với khối thi ngành đã học. Các trường cũng đối chiếu chương trình học của ngành em xin chuyển đến xem tín chỉ đơn vị học trình có gần nhau hay không để tư vấn cụ thể thêm cho em.
* Em muốn học khối ngành xây dựng nhưng chưa biết học ngành nào? Xin thầy cô tư vấn giúp em! (Nguyễn Mạnh Quý, học sinh Trường THPT Trần Văn Ơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre)
- Thạc sĩ Cổ Tấn Anh Vũ, Trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM: Trong nhóm ngành xây dựng, các trường thường đào tạo 2 ngành lớn: kỹ thuật xây dựng công trình giao thông và kỹ thuật công trình xây dựng. Tùy điều kiện các trường, trong từng ngành có phân ra những chuyên ngành khác nhau: xây dựng cầu đường, xây dựng cầu hầm, xây dựng đường bộ (ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông); xây dựng dân dụng và công nghiệp, kết cấu công trình, nền móng… (kỹ thuật công trình xây dựng).
Việt Nam đang trong giai đoạn buộc phải đầu tư phát triển hạ tầng, cần nhu cầu nhân lực ngành xây dựng nên có rất nhiều cơ hội cho sinh viên tốt nghiệp khối ngành này. Em nên lưu ý sự cạnh tranh khi tìm việc làm vì hiện nay nhà tuyển dụng luôn mong muốn người có năng lực chuyên môn và kỹ năng bổ trợ công việc tốt. Nếu học giỏi, có kỹ năng tốt, em sẽ không khó tìm được việc làm. Chúc em thành công!
Đáp ứng yêu cầu của thí sinh, Báo Thanh Niên mở Hộp thư Tư vấn tuyển sinh năm 2014. Khi có bất cứ thắc mắc nào về thông tin tuyển sinh của các trường, quy chế, quy định trong tuyển sinh, lựa chọn ngành nghề… thí sinh có thể gửi câu hỏi đến địa chỉ: [email protected]. Chúng tôi sẽ chuyển những thắc mắc của thí sinh đến các chuyên gia để có câu trả lời chính xác nhất. Phần trả lời sẽ cập nhật liên tục tại website: www.thanhnien.com.vn. |
Đăng Nguyên (ghi)
>> Đạt giải nhất kỳ thi khoa học quốc gia có được tuyển thẳng vào y dược?
>> Có thể nộp hồ sơ tại TP.HCM để thi tại Quy Nhơn?
>> Chế biến nông lâm thủy sản có phải ngành mũi nhọn?
>> Tính nhút nhát, thi ngành nào khối y dược?
>> Bác sĩ đa khoa có cần học chuyên khoa?
>> Cao bao nhiêu thì được thi sư phạm?
>> Học ngành tài chính - ngân hàng chỉ làm việc ở các ngân hàng?
>> Con gái có nên học bác sĩ đa khoa?
>> 18 điểm có trúng tuyển ngành luật?
>> Muốn trở thành nhân viên bán hàng học ngành nào?
>> Muốn thi vào ngành đạo diễn, điêu khắc
>> Trúng tuyển có được chuyển ngành?
>> Thích chế tạo robot, thi ngành nào?
Bình luận (0)