Độc đáo ngai thờ hơn 300 năm tuổi trong miếu cổ ở Thái Bình

02/08/2023 20:37 GMT+7

Ngai thờ trong miếu cổ (miếu Hai Thôn) là bảo vật quốc gia, một tác phẩm nghệ thuật độc đáo chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật và kỹ thuật chạm khắc trên loại hình đồ thờ làm bằng gỗ thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17.

Miếu Hai Thôn, xã Xuân Hòa, H.Vũ Thư (tỉnh Thái Bình) là một ngôi miếu cổ thờ vua Lý Nam Đế và hoàng hậu Đỗ Thị Khương. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, ngày nay, miếu là một trong số ít công trình kiến trúc thời Lê còn được bảo lưu khá nguyên vẹn với nhiều đồ thờ quý hiếm.

Mãn nhãn với ngai thờ hơn 300 năm tuổi trong miếu cổ ở Thái Bình - Ảnh 1.

Quần thể miếu nằm trên một gò đất cao, rộng 4.500 m2 được bao quanh bởi vườn nhãn

XUÂN TIẾN

Miếu được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1986, được xây dựng theo kiểu dạng thức chữ nhị, gồm 2 tòa, 8 gian, xung quanh vườn trồng nhãn. Quần thể nằm trên một gò đất cao, rộng 4.500 m2.

Ngôi miếu cổ có nhiều đồ thờ tự cổ được lưu giữ tại bảo tàng trung ương và địa phương, trong đó ngai thờ được xem là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật và kỹ thuật chạm khắc trên loại hình đồ thờ làm bằng gỗ thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17.

Mãn nhãn với ngai thờ hơn 300 năm tuổi trong miếu cổ ở Thái Bình - Ảnh 2.

Ngai thờ được xem là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo chứa đựng giá trị lịch sử, văn hóa, mỹ thuật và kỹ thuật chạm khắc trên loại hình đồ thờ làm bằng gỗ thời Lê Trung Hưng, thế kỷ 17

CÙ HIỀN

Ngai có niên đại từ thế kỷ 17, được sưu tầm về Bảo tàng Thái Bình vào trước năm 1999 với kích thước lớn, hình dáng cân đối, hài hòa, gồm 4 phần chính: tay ngai, thân ngai, bệ ngai và phần đế ngai.

Mãn nhãn với ngai thờ hơn 300 năm tuổi trong miếu cổ ở Thái Bình - Ảnh 3.

Cận cảnh ngai thờ được chạm khắc độc đáo

CÙ HIỀN

Ngai được chạm khắc công phu, tinh xảo, hoa văn trang trí trên ngai thờ sơn son thếp vàng. Tổng thể ngai thờ được tạo tác bởi 156 hình tượng rồng. Đây là con vật chủ đạo trên tất cả các mảng trang trí.

Mãn nhãn với ngai thờ hơn 300 năm tuổi trong miếu cổ ở Thái Bình - Ảnh 5.

Đây là một tác phẩm đặc trưng và đại diện cho nghệ thuật thời Lê Trung Hưng về đồ gỗ sơn son thếp vàng

CÙ HIỀN

Rồng được trang trí theo những đồ án cụ thể như: "Long ẩn vân"; "Lưỡng long chầu nhật"; "Lưỡng long chầu hoa cúc" và "Trúc hóa long"…

Bên cạnh những con rồng được chạm khắc tinh tế thì ngai thờ còn mang nhiều chủ đề phong phú khác như: hoa lá, đao mác, linh thú. Cụ thể là 299 hoa sen cách điệu; 33 bông hoa cúc; 60 bông hoa chanh; 65 dây lá, hoa trúc, linh thú, vân mây lửa, ngọc báu... với tổng cộng 631 họa tiết trang trí trên ngai thờ.

Mãn nhãn với ngai thờ hơn 300 năm tuổi trong miếu cổ ở Thái Bình - Ảnh 6.

Ngoài những con rồng được chạm khắc tinh tế thì ngai thờ còn mang nhiều chủ đề phong phú khác như: hoa lá, đao mác, linh thú...

CÙ HIỀN

Ngai thờ phản ánh trình độ chạm khắc gỗ điêu luyện, có sự kết hợp giữa kỹ thuật chạm lộng, trổ thủng, chạm kênh bong, đường chạm khắc sắc sảo, trau chuốt, được bố cục chặt chẽ, vừa mang tính phóng khoáng nhưng đăng đối, vừa thật, vừa ảo, tạo nên những lớp hoa văn tầng tầng, lớp lớp, càng tô điểm các chi tiết cùng màu sắc của kỹ thuật sơn son, thếp vàng.

Mãn nhãn với ngai thờ hơn 300 năm tuổi trong miếu cổ ở Thái Bình - Ảnh 7.

Những họa tiết mang tính nghệ thuật độc đáo

CÙ HIỀN

Ngày 15.1.2020, ngai thờ gỗ sơn son thếp vàng (niên đại thế kỷ 17, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Thái Bình) được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là Bảo vật Quốc gia.

Mãn nhãn với ngai thờ hơn 300 năm tuổi trong miếu cổ ở Thái Bình - Ảnh 8.

Những vết sơn son đã bị bong tróc, dấu tích của thời gian

CÙ HIỀN

 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.