Chiến lược nêu rõ, trong bối cảnh mới đầy khó khăn, thách thức, phải đổi mới tư duy phát triển, thay đổi cách làm việc, cách sống, đẩy mạnh cải cách thể chế, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; thực hiện quyết liệt chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số, kích cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng quy mô lớn, thúc đẩy tiêu dùng nội địa, giải quyết việc làm.
Từ đó, Chiến lược yêu cầu phải đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số; và coi đây là nhân tố quyết định để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.
Bộ trưởng TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Diễn đàn Công nghiệp 4.0 ngày 6.12 |
Gia Hân |
Trong bối cảnh tác động của đại dịch Covid-19, nhiều chuyên gia cũng cho rằng, đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số chính là “chìa khóa” để khôi phục nền kinh tế hậu Covid-19.
Tại Diễn đàn Công nghiệp 4.0 do Ban Kinh tế T.Ư tổ chức ngày 6.12 mới đây, Thứ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ thông tin - Truyền thông Hàn Quốc Yong Hongtaek cho rằng, đổi mới sáng tạo trong khoa học công nghệ; chuẩn bị cho chuyển đổi số; và xây dựng các cụm đổi mới sáng tạo mà kinh nghiệm của Hàn Quốc là các “đặc khu về nghiên cứu và phát triển” là con đường giúp các chính phủ khôi phục lại nền kinh tế, phát triển bền vững.
Cũng tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng nói đến kinh tế số là nói đến sản xuất, trao đổi và tiêu dùng, do đó, nói đến kinh tế số là nói đến sản xuất số, trao đổi số, tiêu dùng số. Theo ông Hùng, đây là những “cái mới”, do đó cần thể chế mới, hạ tầng mới, nền sản xuất mới cũng như thị trường mới.
Bộ trưởng TT-TT cho biết, Chiến lược quốc gia về kinh tế số và xã hội số mà Chính phủ đang xây dựng sẽ tạo ra thể chế mới, góp phần hình thành hạ tầng mới, nền sản xuất mới cũng như thị trường (bao gồm công dân số và xã hội số) cho nền kinh tế số tương lai. “Mục tiêu của chúng ta là kinh tế số chiếm tỷ trọng 20% GDP vào năm 2025, 30% vào năm 2030. Nhưng nếu chúng ta làm tốt, làm mạnh mẽ thì tỷ trọng kinh tế số sẽ cao hơn rất nhiều”, ông Hùng khẳng định.
Bình luận (0)