Đổi mới trong kỳ thi THPT quốc gia phải thuận lợi nhất cho người dân

31/01/2015 04:00 GMT+7

Ngày 30.1, tại phiên họp Chính phủ tháng 1.2015, cho ý kiến về những đổi mới trong kỳ thi THPT quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ GD-ĐT phối hợp với các địa phương để có tính toán đảm bảo quyền lợi tối đa của học sinh.

Ngày 30.1, tại phiên họp Chính phủ tháng 1.2015, cho ý kiến về những đổi mới trong kỳ thi THPT quốc gia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ GD-ĐT phối hợp với các địa phương để có tính toán đảm bảo quyền lợi tối đa của học sinh.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh quan điểm đổi mới trong thi cử, tổ chức kỳ thi đạt mục đích, yêu cầu, chất lượng nhưng phải tạo thuận lợi nhất cho người dân. Ít nhất cũng phải bằng hiện tại.
Với tinh thần chung như vậy, Thủ tướng chỉ đạo lãnh đạo Bộ GD-ĐT phải bàn kỹ, tính toán hết trong mọi trường hợp và làm việc trực tiếp với lãnh đạo các tỉnh về phương án tổ chức, đưa đón học sinh đến các cụm thi sao cho thuận lợi, an toàn, bởi khi đưa học sinh từ tỉnh này đi tỉnh khác có không ít rủi ro.
Trao đổi về dự thảo Quy chế kỳ thi THPT mà Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng trong 3 đối tượng thi tốt nghiệp (thí sinh thi lại để xét tuyển đại học; thí sinh thi tốt nghiệp và xét tuyển đại học; thí sinh chỉ thi tốt nghiệp), dù còn một số ý kiến khác nhau nhưng về cơ bản các quy định mới đã tạo thuận lợi hơn cho 2 đối tượng đầu cả về số điểm thi (tăng từ 5 điểm lên hàng chục cụm thi) lẫn nguyện vọng xét tuyển ĐH (từ 4 nguyện vọng lên tối đa 16 nguyện vọng). Tuy nhiên, đối với những thí sinh chỉ thi để lấy bằng tốt nghiệp THPT (chiếm khoảng 20% tổng số thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia), thì lại bị ảnh hưởng khi thay vì thi tại trường nay thí sinh phải di chuyển đến cụm thi tập trung, thậm chí sang tỉnh khác để thi. Việc phải đi lại với khoảng cách xa, đặc biệt tại những tỉnh miền núi, gây không ít khó khăn cho những thí sinh này, trong đó có không ít thí sinh nhà nghèo, rất khó khăn.
“Chính sách của chúng ta đưa ra nhưng ảnh hưởng đến một bộ phận người dân thì cần phải tính rất kỹ, có giải pháp thật tốt. Nếu có phương án tổ chức thêm cụm thi ở tỉnh thì phải có giải pháp đưa đón, hỗ trợ các cháu ra sao vì những cháu này phần lớn con nhà nghèo, rất khó khăn. Bộ GD-ĐT có ghi nhận những ý kiến góp ý về dự thảo quy chế trên báo chí nhưng do hoàn cảnh nên thường đối tượng này không có điều kiện thể hiện ý kiến. Đây là điểm chúng ta hết sức lưu ý, Bộ cần tính kỹ”, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.