Bà Hoa kể năm 2003, bà xin vào làm giáo viên dạy nghề đan móc tại Trường dạy trẻ khuyết tật TP.Cần Thơ. Suốt 2 năm dạy nghề, bà luôn trăn trở làm thế nào để người khuyết tật sau khi học xong có môi trường làm nghề ổn định, có thu nhập để trang trải cuộc sống, tạo môi trường giao lưu, học hỏi lẫn nhau để phần nào xóa bỏ mặc cảm tự ti.
Năm 2005, do trường không còn nhu cầu dạy nghề đan móc nên bà Hoa thành lập cơ sở dạy nghề tại nhà dành cho người khuyết tật.
Năm 2006, tận dụng mặt tiền trước nhà, bà lợp mái tôn, mua vật liệu, tủ kính, bàn ghế để hoàn thiện cơ sở dạy nghề Hoa Đan Móc. Bà không chỉ dạy nghề miễn phí mà còn xuất tiền túi trả công cho người khuyết tật sau mỗi buổi học, nhằm giúp họ có thể nuôi sống bản thân. Đến năm 2011, cơ sở được cấp phép trở thành doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
tin liên quan
Tự động lắp loa cảnh báo an toàn đường sắtHiện tại, cơ sở của bà có khoảng 13 lao động toàn là người khuyết tật với đủ các dạng như: khuyết tật vận động, khuyết tật nghe, nói...
Không dừng lại đó, bà còn hy vọng có thể đào tạo các em câm điếc trở thành giáo viên dạy nghề, tiếp nối ước mơ của bà dạy nghề cho các em cùng cảnh ngộ khác. Để tạo thu nhập cho người khuyết tật, bà Hoa bán các sản phẩm do họ làm ra cho người tiêu dùng hoặc qua các phiên hội chợ, liên kết với công ty du lịch... Sản phẩm thường được bày bán, giới thiệu tại các khu du lịch ở Cần Thơ như Mỹ Khánh, Thiền viện Trúc Lâm... Trung bình mỗi ngày, mỗi người khuyết tật có thể kiếm được từ 30.000 - 40.000 đồng.
tin liên quan
Tấm lòng của trụ trì chùa Phước SơnChị Nguyễn Thị Hồng Ngọc (23 tuổi, ngụ Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ) bị khiếm thính, theo học nghề với bà Hoa được hơn 2 năm, nắn nót viết những suy nghĩ của mình lên trang giấy: “Tôi rất biết ơn cô Hoa đã dạy nghề và tạo công ăn việc làm cho chúng tôi.
Lúc mới học nghề, chỉ riêng việc cầm móc và chỉ đã rất khó khăn. Chỉ cần lỗi một mũi kim là phải tháo ra làm lại. Nhưng nhờ cô Hoa tận tình hướng dẫn nên đến nay tôi đã hoàn toàn thành thục các công đoạn”.
Tuy nhiên, theo bà Hoa, khi sử dụng lao động khuyết tật, doanh nghiệp gặp một số khó khăn nhất định. Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp là cơ sở vật chất còn yếu kém, người khuyết tật gặp khó khăn trong di chuyển cũng như điều kiện làm việc.
Bên cạnh đó, sản phẩm đan móc thường không như các mặt hàng tiêu dùng khác, rất kén người sử dụng. Sản phẩm chủ yếu thường là giỏ xách, bóp, bao đựng điện thoại, nón... nhưng số lượng bán ra không đáng kể, dẫn đến nguồn kinh phí duy trì hoạt động ngày càng eo hẹp. Với bà Hoa, giúp người khuyết tật được chừng nào, bà vui chừng đó...
Bình luận (0)