Cách dễ dàng giúp bạn nhận biết trái cây tẩm hóa chất

13/11/2016 10:32 GMT+7

Lâu nay chúng ta đều nghe nói về trái cây tẩm hóa chất. Làm thế nào để chọn trái cây an toàn cho gia đình là điều khiến chị em bối rối mỗi khi đi chợ?

Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp phân biệt trái cây tẩm hóa chất và trái cây chín tự nhiên.
Sầu riêng: Sầu riêng chín cây có thể dùng tay tách múi được, có mùi thơm rất đặc trưng và gai to. Sầu riêng chín ép thì gai sầu riêng còn nhỏ, chưa nở hết, phải dùng dao mới tách được, ăn nhạt mà không ngửi thấy mùi thơm đặc trưng.

tin liên quan

Phát hiện gần 1 tấn da heo ngâm hóa chất
Đoàn thanh tra Sở NN-PTNT tỉnh Long An ngày 4.10 đã kiểm tra cơ sở chế biến da heo tại số 258, ấp 4, xã Thạnh Lợi, H.Bến Lức, do bà Đoàn Thị Bích Thu (46 tuổi) làm chủ.
Chuối: Chuối tẩm thuốc có màu vàng bóng, rất bắt mắt, cầm trên tay cảm giác có lớp bột bám bên ngoài, phần cuống xanh, lõi ruột có màu đen, ăn sượng.
Mít: Mít chín tự nhiên vỏ sần sùi, có màu đen sẫm, mắt nở to, khoảng cách giữa các gai thưa, màu đồng đều, xơ thì vàng nhạt, vị ngọt đậm đà, có mùi thơm. Mít chín ép thì có vỏ bên ngoài xanh, gai nhọn, cứng, chưa nở hết; bên trong chín vàng từ múi đến xơ, múi ăn hơi sượng.
Xoài: Không nên mua những quả xoài vỏ bên ngoài màu xanh hoặc xanh vàng nhạt nhưng bên trong ruột lại chín vàng, nhiều trái có vệt đốm trắng hoặc xanh nâu bên ngoài vỏ vì đây là xoài chín ép bằng hóa chất.
Nhãn: Đối với nhãn được phun lưu huỳnh để bảo quản lâu thường có lớp vỏ đều màu, bóng đẹp, căng tròn, không có lớp sần tự nhiên, khi ăn cùi nhãn giòn, cứng, không có vị ngọt thanh đặc trưng.
Chôm chôm: Khi mua chôm chôm, nên kiểm tra những trái nhỏ, nếu bị móp giống như để lâu bị héo, khi tách đôi trái sẽ xuất hiện tình trạng nước chảy ra nhiều, lớp cơm có dấu hiệu vữa thì không nên mua.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.