50 suất quà, mỗi suất 1 triệu đồng là chút tình gửi đến giáo viên vùng cao. Cô Bùi Thị Mỹ An, nhà ở khối phố Trấn Dương, TT.Bắc Trà My (H.Bắc Trà My), kể quê cô ở xã Trà Dương cùng huyện, lên công tác tại Trường phổ thông dân tộc nội trú Nước Oa đã hơn 10 năm.
tin liên quan
Tặng quà giáo viên vùng cao bị thiệt hại sau bãoNgày 10.11, đoàn công tác xã hội của Báo Thanh Niên phối hợp với Tỉnh đoàn, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị đã có chuyến đến thăm và tặng quà các thầy cô giáo tại 2 huyện vùng cao Hướng Hóa, Đakrông (Quảng Trị).
|
Còn thầy Lữ Văn Lam, giáo viên ở cùng khối phố Trấn Dương, cho biết ở Trà My hơn 20 năm thầy mới chứng kiến một cơn lũ lớn lên nhanh bất ngờ như vậy. “Chỉ chưa đầy 1 giờ mà nước từ ngoài ngõ đã dâng vào nhà ngập trên 1 m, không kịp trở tay. Rất may tôi còn giữ được tính mạng là nhờ bà con láng giềng còn chiếc thuyền nhỏ kịp thời di chuyển những gia đình bị ngập sâu đưa lên cao”, thầy Lam nói.
Trong khi đó, thầy Arấl Căm (nhà ở xã Chà Vàl, H.Nam Giang) công tác tại Trường phổ thông dân tộc nội trú Phước Sơn (H.Phước Sơn) cứ tiếc rẻ mãi ao nuôi cá mà thầy dành dụm được ít lương về mua trên 1.000 con cá trắm cỏ thả xuống hồ với hy vọng trước tết vớt lên vừa bán vừa đãi bà con vui xuân mới. “Những ngày nghỉ, ra hồ nhìn đàn cá lớn lên mỗi ngày vui lắm. Vậy mà đùng một cái, nước lũ quét qua, cái hồ giờ bị cát lấp kín rồi!”, thầy Arấl Căm buồn bã nói và cho biết thêm mấy đám ruộng của gia đình chỉ mới gặt được phân nửa, số còn lại bị lũ quét sạch…
tin liên quan
Người Việt phi thường trong lũ dữ - Kỳ 4: Biết nguy hiểm vẫn cứu ngườiKhông áo phao, không dụng cụ cứu hộ, biết là nguy hiểm nhưng hai lão nông ở thôn Tân Phước, xã Bình Minh, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) vẫn lao vào dòng nước xiết để cứu hàng chục mạng người.
Thầy Trần Phúc, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc nội trú Nước Oa (H.Bắc Trà My), nói rằng làm nghề giáo ở miền núi đã khổ, làm giáo viên ở trường nội trú chuyên dạy cho con em đồng bào dân tộc thì cái khó còn nhiều gấp đôi, bởi vừa phải lo dạy chữ vừa lo cái ăn, chỗ ở cho các em.
“Theo quy định, cứ 4, 5 tuần thì cho các em về nhà một lần. Đợt mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 12 vừa qua, nhà trường không dám cho các em về nhà vì sợ lũ quét, sạt lở núi... Phải giữ các em lại đến 8 tuần, nên tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường đều tập trung lo cho các em đủ no đủ ấm, trong khi nhiều gia đình giáo viên có nhà cửa bị ngập sâu, vừa dọn vừa ở thấy mà rơm rớm nước mắt”, thầy Phúc bộc bạch.
Lũ đi qua, nhà chưa kịp dọn với bộn bề âu lo, song với trách nhiệm của người thầy, những giáo viên ở miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Quảng Nam vẫn đến trường, chỉ vẽ từng câu chữ, từng lời ăn tiếng nói cho học sinh là con em đồng bào các dân tộc Ca Dong, Cor, Cơ Tu, Giẻ Triêng… đang theo học tại các trường nội trú, với tất cả tấm lòng của những người “cõng chữ lên non”.
Bình luận (0)