|
Mất máu trầm trọng
Bệnh nhân nêu trên được một bệnh viện (BV) tuyến dưới chuyển lên cấp cứu tại BV E (Hà Nội) trong tình trạng mệt mỏi, suy kiệt, da xanh, mất thăng bằng do mất máu nhiều, mạch nhanh, huyết áp tụt…
Trước khi điều trị tại BV E, mặc dù các bác sĩ tuyến dưới cũng cho bệnh nhân thực hiện nội soi dạ dày, đại tràng nhưng không phát hiện BN có tổn thương tại ruột non, là nguyên gây nên tình trạng mất máu. Điều trị khoảng 14 ngày, tình trạng bệnh ngày càng nặng, mất máu nhiều khiến cơ thể bệnh nhân suy kiệt.
Tại BV E, bệnh nhân được truyền máu, truyền dịch nâng cao thể trạng, được chụp cắt lớp vi tính đa dãy khảo sát mạch máu ruột non để phát hiện bất thường, được chỉ định nội soi ruột non tìm nguyên nhân.
Kết quả nội soi phát hiện nhiều giun lúc nhúc bám trên niêm mạc ruột của bệnh nhân hút máu, gây nhiều điểm tổn thương, chảy máu liên tục trên niêm mạc ruột. Các BS đã gắp ra gần 20 con giun trưởng thành.
Bệnh nhân cho biết, tại quê, công việc chính là trồng cây quế và cây ăn quả, thường xuyên tiếp xúc với đất, không mang đồ bảo hộ và có thói quen nằm ngủ trên nền đất ruộng, ăn các loại rau rừng, măng chưa nấu chín, uống nước chưa đun sôi.
|
Khó chẩn đoán
ThS-BS Đặng Trung Thành, Phó trưởng Khoa Nội tiêu hóa, BV E, người trực tiếp nội soi gắp giun mỏ cho BN, cho biết, giun mỏ cặp răng hình bán nguyệt sắc bén ngoạm vào niêm mạc ruột để hút máu.
Giun mỏ ‘tiêu thụ’’ khoảng 0,03-0,05ml máu/ngày. Trong khi hút máu, giun tiết ra chất chống đông máu làm cho các vết tổn thương do giun gây nên vẫn tiếp tục chảy máu, ngay cả khi chúng đã ký sinh ở chỗ khác. ‘Giun mỏ hút máu liên tục kể cả khi máu đầy tràn ra theo hậu môn của chúng, gây nên tình trạng mất máu nhiều ở người bệnh. Quá trình ký sinh và hút máu loại giun này còn tiết ra độ tố ức chế cơ quan tạo máu sản sinh hồng cầu làm trầm trọng thêm tình tràng mất máu của BN’ bác sĩ điều trị cho biết.
‘Bệnh do giun mỏ không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu mà chủ yếu là triệu chứng thiếu máu nên việc phát hiện, chẩn đoán người bệnh mắc giun mỏ rất khó, dễ nhầm lẫn với một số bệnh thiếu máu do viêm loét dạ dày, tá tràng...’, BS.Thành lưu ý.
Ấu trùng giun mỏ sống trong phân hoặc đất như mũi đất, thân cây, ngọn cỏ, ấu trùng có thể leo cao tới 2 m và có khả năng xâm nhập vào cơ thể người qua da và niêm mạc (kẽ ngón chân, cẳng chân...). Khi vào cơ thể chúng theo tĩnh mạch về tim, phổi. Ở phổi, ấu trùng phát triển rồi lên họng hầu và được nuốt lại xuống ruột, ký sinh ở tá tràng và phát triển thành giun móc, giun mỏ trưởng thành. Ấu trùng giun mỏ cũng có thể vào cơ thể qua đường ăn uống do thức ăn, nước có nhiễm ấu trùng.
Để phòng tránh nhiễm giun sán nói chung, mỗi cá nhân cần cần đảm bảo vệ sinh, an toàn lao động, giữ vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn, không ăn rau sống khi chưa rửa thật sạch, ăn chín uống sôi.
Người tiếp xúc trực tiếp với đất thường xuyên cần được khám sức khoẻ và xét nghiệm giun mỏ ít nhất 1 lần/năm. Cần tránh ấu trùng nhiễm vào người bằng cách có phương tiện bảo vệ: đi ủng, đeo găng tay cao su khi lao động và tiếp xúc với đất.
Với người bệnh, khi có các biểu hiện của thiếu máu như: hoa mắt chóng mặt, đi ngoài phân đen, cần đến ngay cơ sở y tế có đủ phương tiện kỹ thuật chẩn đoán, để được được phát hiện và điều trị kịp thời.
|
Bình luận (0)