Đường đầy bụi; NO2, tiếng ồn vượt chuẩn: Người Sài Gòn cần đeo khẩu trang bảo vệ mình

27/03/2019 12:21 GMT+7

Theo số liệu của Trung tâm quan trắc môi trường, các thông số bụi, CO, NO 2 , tiếng ồn,… ở TP trong nhiều năm qua luôn ở vượt quy chuẩn gấp nhiều lần. Người dân ra đường cần đeo khẩu trang.

Gần đây, nhiều người dùng smartphone đã truyền tai nhau tải ứng dụng AirVisual (kiểm tra độ bụi trong không khí) để biết chất lượng không khí. Và không ít người đã bất ngờ vì các chỉ số này tại TP.HCM luôn ở mức vượt chuẩn.
Khoảng thời gian cận tết, các chỉ số chất lượng không khí ở mức kém. Sau tết, vì các cơ sở chưa quay trở lại sản xuất nhiều và thời tiết thuận lợi nên chất lượng không khí lên mức trung bình. Tuy nhiên, theo những số liệu thu thập được thì nhóm nhạy cảm gồm trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp cũng cần hạn chế thời gian ở bên ngoài.

Chỉ số bụi có nơi gấp gần 10 lần quy chuẩn

Từ năm 2007, Sở Tài nguyên và Môi trường đặt 6 trạm quan trắc để đo bụi tại những vị trí ảnh hưởng do hoạt động của giao thông, gồm: Hàng Xanh, Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ, Phú Lâm, An Sương, Gò Vấp, Huỳnh Tấn Phát - Nguyễn Văn Linh. Năm 2014 có thêm 9 trạm gồm vị trí ảnh hưởng bởi giao thông, môi trường nền, trong khu dân cư và vị trí ảnh hưởng do các hoạt động công nghiệp. Năm 2016 có thêm trạm tại Cát Lái.
Chỉ số quan trắc trong 10 năm qua cho thấy các chỉ số luôn vượt mức quy chuẩn. Số liệu thống kê năm 2018 chưa có vì đến hết quý 1 mỗi năm mới có số liệu tổng kết. 
Chỉ số bụi tại trạm Cát Lái đã không nằm ngoài dự đoán, năm 2016 là 777μ/m3 và 2019 là 904μ/m3.=, trong khi quy chuẩn là 100μ/m3. Chỉ số này được Trung tâm quan trắc giải thích là vì mật độ giao thông tại khu vực này quá dày đặc.
Theo kết quả tổng hợp của Trung tâm quan trắc môi trường, thông số bụi đo tại một số vị trí quan trắc ảnh hưởng do hoạt động giao thông ở TP.HCM từ năm 2007 đến năm 2017 đều ở mức vượt chuẩn.
Nơi đặt các trạm quan trắc cũng được tính toán kỹ để ra được các chỉ số chính xác. Ví dụ, trạm An Sương được bố trí tại khu vực giao giữa Quốc lộ 1A và Trường Trinh, nhằm quan trắc ảnh hưởng do hoạt động giao thông trên tuyến Quốc lộ 1A và cửa ngõ phía Tây Bắc của TP.
Tương tự, trạm quan trắc Cát Lái được đặt tại khu vực giao giữa đường Vành đai đông và Nguyễn Thị Định, để quan trắc ảnh hưởng do hoạt động giao thông trên tuyến đường Vành đai đông và các phương tiện ra vào cảng Cát Lái.
Thông số bụi tại Hàng Xanh qua các năm Đồ họa: Vũ Phượng
Thông số bụi tại An Sương qua các năm Đồ họa: Vũ Phượng
Thông số bụi tại Gò Vấp qua các năm Đồ họa: Vũ Phượng

Ô nhiễm không khí chủ yếu từ giao thông

NO2 là loại khí rất độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người, độc hơn hơn cả NO. Đối với con người, theo thống kê thì hậu quả bị nhiễm độc khí NO2 như sau:
– Nồng độ NO2 ở vào khoảng 50 – 100 ppm dưới 1h rất có thể sẽ gây viêm phổi trong 6 – 8 tuần.
– Nồng độ NO2 ở vào khoảng 150 – 200 ppm dứơi 1h cũng sẽ gây phá hủy dây khí quản và gây tử vong nếu thời gian nhiễm độc kéo dài 3 – 5 tuần.
Đại diện Trung tâm quan trắc cho biết không khí ở TP.HCM ô nhiễm chủ yếu là vì các hoạt động giao thông. Ngoài thông số bụi, có thể nhắc đến các chất khí như CO, NO2, SO2 cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Theo trung tâm quan trắc, NO2 được tạo ra từ việc đốt nhiên liệu (khi chạy xe), là khí có thể làm giảm tầm nhìn (do vậy đôi khi chúng ta hay nhìn thấy như sương mù dù là giữa trưa). NO2 có độ hấp thụ mạnh đối với các tia cực tím tạo nên ô nhiễm quang hóa học.
NO2 cũng có thể tạo mưa a xít. Đây là một trong số những loại chất độc được chú ý nhất vì khi trộn với hơi nước sẽ tạo thành HNO3 có thể gây hại cho phổi.
Mức ồn ở tất cả những vị trí quan trắc ảnh hưởng do hoạt động giao thông cũng đều vượt chuẩn vì tiếng động cơ, còi xe… Còn các vị trí quan trắc môi trường nền, khu dân cư thì đều ở trong chuẩn cho phép.
Thông số NO2 tại Hàng Xanh qua các năm Đồ họa: Vũ Phượng
Thông số NO2 tại An Sương qua các năm Đồ họa: Vũ Phượng
Thông số NO2 tại Gò Vấp qua các năm Đồ họa: Vũ Phượng

 

NO2 được tạo ra từ việc đốt nhiên liệu (khi chạy xe), là khí có thể làm giảm tầm nhìn (do vậy đôi khi chúng ta hay nhìn thấy như sương mù dù là giữa trưa). NO2 có độ hấp thụ mạnh đối với các tia cực tím tạo nên ô nhiễm quang hóa học. NO2 cũng có thể tạo mưa a xít. Đây là một trong số những loại chất độc được chú ý nhất vì khi trộn với hơi nước sẽ tạo thành HNO3 có thể gây hại cho phổi.
Đáng chú ý là các hạt PM10 trong không khí cũng vượt chuẩn. Đây là những hạt bụi với kích thước rất nhỏ, khi chúng ta hít thở có thể sẽ chui qua mũi vào cơ thể gây ảnh hưởng sức khỏe. Do đó, khi ra ngoài để đảm bảo sức khỏe, mọi người khi ra ngoài cần đeo khẩu trang.

Các đoạn sông chảy qua khu dân cư cũng bị ô nhiễm

Theo hướng dẫn của Tổng cục Môi trường, chỉ số chất lượng nước (WQI) là chỉ số được tính toán từ các thông số quan trắc chất lượng nước, dùng để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử dụng của nguồn nước đó.
Chỉ số WQI được tính toán thông qua 10 chỉ tiêu: DO, nhiệt độ, BOD5, COD, N-NH4, O-PO4, TSS, độ đục, Tổng Coliform, pH.
Tuy nhiên, giá trị thông số TSS và độ đục ở lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai thường ở mức cao. Nguyên nhân là do thượng nguồn lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai chảy qua vùng cao nguyên đất đỏ, kéo theo lượng phù sa lớn. Đây là tác động bởi yếu tố tự nhiên nên Tổng cục Môi trường quyết định không đưa thông số TSS và độ đục vào công thức tính WQI với lưu vực sông này.
Đáng lưu ý, vì kết quả quan trắc của Trung tâm quan trắc môi trường trong khoảng 10 năm cho thấy các đoạn sông chảy qua khu dân cư, đô thị nước sông đã bị ô nhiễm bởi hoạt động xả thải của con người. Do vậy, Coliform cũng được bỏ trong công thức tính toán WQI tại TP.HCM.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.