Hiện tại đã có 4 tuyến cao tốc đưa vào khai thác gồm 171 km và 5 tuyến đang thi công tổng chiều dài 299 km. Tính đến hết năm 2020 sẽ hoàn thành đưa vào khai thác 470 km, để thông tuyến cao tốc bắc - nam phía đông đoạn Hà Nội - TP.HCM theo quy mô tối thiểu 4 làn xe cần tiếp tục đầu tư hoàn thành thêm 1.372 km.
tin liên quan
Xe tải quay đầu chạy, ngược chiều trên đường cao tốc Long Thành - Dầu GiâyMột xe tải màu trắng đang đi chuyển trên đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây bất ngờ quay đầu ngang nhiên chạy ngược chiều.
3 phương án
|
Theo tính toán, quy mô phương án 1 (kinh phí đầu tư khoảng 229.829 tỉ đồng, trong đó nhà đầu tư huy động 136.286 tỉ đồng và nhà nước hỗ trợ 93.534 tỉ đồng (chiếm tỷ lệ 40,7%) có chi phí thấp hơn so với phương án 3 khoảng 55.000 tỉ đồng, đáp ứng được nhu cầu vận tải đến năm 2030.
Bộ GTVT cho rằng với ưu tiên đầu tư theo phương án 1, đến năm 2020 toàn mạng cao tốc sẽ hoàn thành đưa vào khai thác 2.618 km.
Trước đó, Bộ GTVT đã xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 gửi Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính với tổng nhu cầu vốn đầu tư khoảng 952.731 tỉ đồng. Theo thông báo của Bộ KH-ĐT, khả năng cân đối vốn được 116.952 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước và khoảng 70.000 tỉ đồng từ nguồn trái phiếu chính phủ dự kiến phát hành giai đoạn 2017 - 2020, đáp ứng khoảng 19,6%.
Tuy nhiên Bộ GTVT cho rằng với nguồn vốn trên sẽ không thể thực hiện được nhiều dự án cũng như cân đối nguồn vốn nhà nước tham gia tuyến cao tốc bắc - nam. “Bộ GTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét và tăng mức phần vốn ngân sách dự kiến cân đối cho Bộ GTVT để thực hiện các dự án cao tốc bắc - nam”, văn bản Bộ GTVT nêu rõ.
Xin nhiều ưu đãi
Trước đó, Bộ Tài chính đã có văn bản góp ý, cho rằng đề xuất của Bộ GTVT về nguồn vốn ngân sách cho cao tốc bắc - nam trong niên hạn 2017 - 2020 là quá lớn so với kế hoạch đầu tư công trung hạn đang được xây dựng. Tuy nhiên, trong tờ trình vừa gửi lên Chính phủ, Bộ GTVT vẫn bảo lưu quan điểm nhà nước phải tham gia đầu tư với mức độ nhất định để thu hút các thành phần khác. Nguyên tắc đầu tư theo hình thức PPP, cụ thể là hình thức hợp đồng BOT có sự tham gia hỗ trợ đầu tư của nhà nước.
Bộ GTVT cho rằng các dự án trên tuyến cao tốc bắc - nam có kinh phí đầu tư rất lớn, nếu chỉ thu phí các phương tiện sẽ không thể hoàn vốn đầu tư. Để dự án khả thi về mặt tài chính, bắt buộc phải có phần hỗ trợ của nhà nước. Đây là lý do bộ này kiến nghị Chính phủ bổ sung vốn ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020.
Đáng chú ý hơn, Bộ GTVT cũng xin hàng loạt cơ chế ưu đãi cho nhà đầu tư, như cho rằng, nếu huy động nhà đầu tư nước ngoài và vốn vay từ tổ chức tín dụng nước ngoài cần chấp nhận một số cơ chế bảo lãnh. Nếu huy động nguồn vốn vay trong nước cần phải tăng giới hạn tổng mức dư nợ cấp tín dụng (do Thủ tướng Chính phủ quyết định việc cấp tín dụng vượt giới hạn).
Đặc biệt, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ chấp thuận bảo lãnh doanh thu do đặc thù dự án cao tốc vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài. Theo đó, nhà nước sẽ bảo đảm cho nhà đầu tư mức doanh thu tối thiểu bằng 80% tính toán, khi doanh thu tăng trên 20% nhà nước được chia sẻ phần doanh thu này.
Bên cạnh đó cần rút ngắn thời gian lựa chọn nhà đầu tư, cho phép tiến hành tổ chức sơ tuyển nhà đầu tư ngay sau khi phê duyệt đề xuất dự án (thời gian lựa chọn nhà đầu tư sẽ rút ngắn được khoảng 45 - 60 ngày).
Tuy nhiên, tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư sẽ ngặt nghèo hơn như phải có vốn chủ sở hữu tối đa 10 - 15% tổng vốn đầu tư, có kinh nghiệm tham gia dự án PPP, khả năng huy động nguồn vốn tối đa không quá 6 tháng...
Bình luận (0)