![]() Dòng kênh đỏ đục phù sa ngày nào dẫn nước vào ruộng đồng đã thay bằng một màu... xanh thẫm. Nước mặn đã len lỏi đi sâu vào tận cùng ao vườn trên khắp xóm làng |
![]() Những dòng nước đục ngầu nhưng được người dân chắt chiu đổ vào thùng để mang về cho gia súc, gia cầm uống trong lúc hạn mặn ngày càng khốc liệt mà chưa có hồi kết |
![]() Trên đường quê, mặc cho trời nắng đến đổ lửa, hai mẹ con chị Út vẫn đi lấy nước mang về sử dụng. Nhà chị do có chăn nuôi và nhiều nhân khẩu nên một ngày phải đi một hai lần mới có nước đủ xài |
![]() Bà ba Be đang nhìn hàng cống của mình không còn miếng nước mà lắc đầu ngao ngán. Chiều nay bà lại kêu người đến đổi nước. Từ đầu mùa hạn tới giờ nhà bà với 3 nhân khẩu đã đổi 6 khối nước. Chi phí cho một khối là 150.000 đồng nhưng đó là nước sông để tắm giặt, sinh hoạt |
![]() Nhà anh hai Trung có 10 cái cống, mỗi cái gần cả khối nước mà đã gần cạn kiệt và phải đi đổi nước về sử dụng |
![]() Nhà anh tám Thư có giếng khoan nên anh sẵn sàng chia sẻ nước ngọt với bà con |
![]() Anh hai Lam giúp người hàng xóm đẩy hai thùng nước ngọt được tặng trên đường về nhà. |
![]() Ông tư Linh từ sáng sớm đã tranh thủ lên UB xã để chở nước ngọt về sử dụng. Từ trưa đến chiều rất đông người đến lấy nước nên ông phải tranh thủ |
![]() Mỗi buổi chiều trước khi đi tắm giặt, em Yến Ly được "cấp" 1 thùng nước nhỏ để tắm tráng. Đây là hình thức sau khi tắm nước mặn thì chỉ xối duy nhất một thùng nước ngọt để tráng lại, tránh bị ngứa ngáy vì tắm nước mặn |
![]() Còn hạn mặn là còn người cần nước. Còn hạn mặn là còn có người chia sẻ từng giọt nước ngọt đi đến từng nhà, từng xóm làng |
![]() Chú Tư liên tục lên mạng cập nhật tình hình hạn mặn |
Bình luận (0)