Phát biểu tại buổi làm việc của Phó thủ tướng Trịnh Định Dũng với Hà Nội, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cho biết, thành phố xác định vấn đề ô nhiễm ở mức “báo động đỏ”. Một trong những giải pháp hạn chế ô nhiễm không khí là lắp đặt trạm quan trắc, hiện thành phố đã lắp được 8 - 10 trạm, trong năm sẽ lắp thêm nhiều trạm nữa để từ các trạm này sẽ có toàn bộ thông số về không khí chung, cũng như từng tuyến đường, khu vực ô nhiễm nặng và xác định nguyên nhân để xử lý.
“Theo thông tin của một trạm hoạt động 2 tháng qua, có thể nói nguồn ô nhiễm không khí Hà Nội hiện nay nặng nề nhất từ nguồn liên quan đến xả thải của xe máy và ô tô”, ông Chung cho hay.
Ngày 13.2, Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Phó thủ
tướng Trịnh Đình Dũng tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm
2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của ngành tài nguyên và môi trường
(TN-MT).
Trước đó, theo báo cáo chất lượng không khí Việt Nam 2016 của Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam công bố đầu tháng 1.2017, chỉ số AQI (thể hiện chất lượng không khí và tác động đến sức khỏe) trung bình của Hà Nội năm 2016 là 121, thuộc nhóm kém, những người nhạy cảm cần hạn chế ra ngoài. Trong đó, nồng độ bụi trung bình năm PM 2.5 lên 50,5 μg/m3, cao hơn 2 lần theo thang tiêu chuẩn Việt Nam và hơn 5 lần theo khuyến nghị của WHO.
Nhà đầu tư nội muốn đầu tư đường sắt đô thị
Tại buổi làm việc, ông Chung cho biết, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông cơ bản đã hoàn thành, đến tháng 9 sẽ đưa vào chạy thử liên động. Hiện tuyến metro Nhổn - ga Hà Nội đã hoàn thành trên 30% khối lượng, đơn vị thi công cam kết đến quý 1.2021 sẽ đưa vào hoạt động. Hà Nội có 8 tuyến đường sắt đô thị, hiện mới có 2 tuyến đang thi công. Theo ông Chung, thành phố đã nhận được đề xuất của 3 tập đoàn lớn trong nước tham gia xây dựng tuyến metro là Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô, tập đoàn Vingroup và tập đoàn Xuân Thành. Hà Nội sẽ có báo cáo lên Chính phủ xin ý kiến.
|
Bình luận (0)