Nhiều người vi phạm luật giao thông bị tạm giữ giấy phép lái xe (GPLX) với mức phạt cao đều 'bỏ lơ' và làm thủ tục cấp mới GPLX để 'đỡ tốn' khiến Đội CSGT Bình Triệu phải dành nhiều tủ sắt chỉ để cất... những hồ sơ này.
Tổ xử lý vi phạm hành chính của Đội CSGT Bình Triệu, thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) đang phải dành nhiều tủ sắt cao bự chỉ để cất giữ hồ sơ vi phạm giao thông bởi nhiều người vi phạm luật giao thông với mức phạt cao đều muốn bỏ lơ và làm lại GPLX cho "đỡ tốn".
VIDEO: Gần một vạn GPLX bị nhiều người 'bỏ luôn' vì mức phạt cao
** Không có việc tráo đổi phụ tùng tại bãi giữ xe vi phạm
TP.HCM hiện có khoảng 10.000 xe máy vi phạm luật giao thông quá thời gian giải quyết nhưng không có người đến nhận. Tất cả số xe trên sẽ được Phòng CSGT đường bộ - đường sắt bàn giao Sở tài chính để bán 'sắt vụn'.
Tủ chật cứng bằng lái, hồ sơ vi phạm
Theo ghi nhận của phóng viên Thanh Niên, tại Tổ xử lý vi phạm của Đội CSGT Bình Triệu mỗi ngày có rất nhiều GPLX tồn đọng vì người vi phạm không đến đóng phạt. Những hồ sơ này được chất chật cứng trong ba tủ sắt cao 2m, dài 1,2m với hàng ngàn biên bản và GPLX bị tạm giữ vì phạm luật chưa có người đến nhận từ năm 2014 - 2016.
Trong đó, chỉ riêng năm 2016 đã có 2.376 trường hợp người vi phạm luật giao thông bị tạm giữ GPLX đã quá thời gian giải quyết mà vẫn chưa đến đóng phạt và nhận lại giấy tờ.
Theo lãnh đạo Đội CSGT Bình Triệu, cơ quan chức năng sẽ lưu giữ GPLX của người vi phạm trong 10 năm Ảnh: Vũ Phượng
Cạnh đó, hai kệ gỗ cũng xếp đầy những biên bản xử phạt và GPLX người vi phạm từ đầu năm 2017. Chưa hết, hàng ngàn GPLX của những trường hợp vi phạm từ năm 2014 đổ về trước phải chuyển vào lưu trữ trong kho vì các tủ và kệ ở ngoài không còn chỗ trống.
Tất cả những hồ sơ này đều được sắp xếp theo thời gian vi phạm để dễ tìm kiếm khi người vi phạm đến đóng phạt và nhận lại giấy tờ. Thế nhưng, theo những cán bộ công tác tại đây, các hồ sơ quá thời hạn mà người vi phạm chưa đến lấy thường là muốn "bỏ luôn" vì mức phạt quá cao.
Trung tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67, Công an TP.HCM) cho biết người dân không hài lòng về cách ứng xử, xử phạt của CSGT tại TP.HCM có thể gọi đường dây nóng 069.3187.521 để phản ánh.
Ba tủ sắt chứa GPLX và biên bản vi phạm đã chật cứng nhưng vẫn chưa có người đến nhận Ảnh: Vũ Phượng
Theo quy định phải lưu giữ 10 năm nên hiện đội đang còn tồn tổng cộng khoảng 10.000 trường hợp, riêng trong năm 2016, đội CSGT Bình Triệu còn tồn 2.376 trường hợp, quý 1 năm 2017 còn 994 trường hợp GPLX dù đã hết thời gian tạm giữ mà người vi phạm chưa đến đóng phạt để nhận lại".
Thiếu tá Nguyễn Văn Bình, Đội trưởng đội CSGT Bình Triệu
Thiếu tá Nguyễn Văn Bình, Đội trưởng đội CSGT Bình Triệu thông tin: "Theo quy định phải lưu giữ 10 năm nên hiện đội đang còn tồn tổng cộng khoảng 10.000 trường hợp, riêng trong năm 2016, đội CSGT Bình Triệu còn tồn 2.376 trường hợp, quý 1 năm 2017 còn 994 trường hợp GPLX dù đã hết thời gian tạm giữ mà người vi phạm chưa đến đóng phạt để nhận lại".
Theo thiếu tá Bình, hầu hết các trường hợp này đã xác định “bỏ luôn” GPLX nên không đến đóng phạt. Các trường hợp tạm giữ GPLX tại đây tập trung vào các lỗi: có mức phạt cao như đi vào đường cấm, đường ngược chiều, sử dụng nồng độ cồn vượt quá mức quy định.
Thử lấy mức phạt trung bình của các lỗi vi phạm trên là 500.000 đồng, nhân với 10.000 trường hợp vi phạm (ước lượng) chưa đến đóng phạt để nhận lại GPLX sẽ ra số tiền lên đến 5 tỉ đồng.
Và cần đặc biệt lưu ý rằng, đây mới chỉ là tình hình riêng ở Đội CSGT Bình Triệu, trong khi toàn TP.HCM có tất cả 16 đội, trạm thuộc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt.
Vì sao người vi phạm "bỏ luôn" GPLX?
Thiếu tá Nguyễn Văn Bình cho rằng: người vi phạm không đến đóng phạt để nhận lại GPLX dù đã hết thời gian tạm giữ là do 3 nguyên nhân:
- Một là, nhiều người bỏ lại GPLX vì vi phạm các lỗi có mức tiền phạt cao, lớn hơn nhiều so với số tiền mà họ bỏ ra để xin cấp lại GPLX mới.
Nếu chỉ lắp gương chiếu hậu bên trái xe mà không lắp gương bên phải xe sẽ không bị CSGT xử phạt. Trường hợp có lắp gương chiếu hậu bên trái xe nhưng gương không có tác dụng thì vẫn có thể bị CSGT xử phạt
Nhiều người vi phạm đến đóng phạt để nhận lại GPLX nhưng cũng có nhiều trường hợp bỏ luôn GPLX vì mức phạt cao Ảnh: Vũ Phượng
- Hai là, nhiều người ở nơi khác, các tỉnh thành ở xa so với nơi bị tạm giữ GPLX, hoặc là sau khi bị tạm giữ GPLX thì người vi phạm đã chuyển nơi ở, đi làm việc ở nơi xa nên việc quay lại đóng phạt để lấy GPLX mất thời gian, tiền bạc nên họ bỏ để xin cấp lại tại nơi ở mới thuận tiện cho họ mà chi phí đôi khi lại ít hơn.
- Ba là, quy trình và thời gian cấp, đổi lại GPLX hiện nay không còn khó khăn và mất nhiều thời gian như trước đây. Trong khi đó chưa có sự đồng bộ trong việc kết nối dữ liệu, thông tin giữa các địa phương trong việc cấp, đổi GPLX giữa cơ quan quản lý GPLX là Sở GTVT các địa phương với lực lượng chế tài, tạm giữ hoặc tước GPLX là lực lượng CSGT các địa phương dẫn đến có tính trạng một phận người dân, lợi dụng khe hở, thiếu sót này để xin cấp đổi lại GPLX khác khi bị cơ quan chức năng tạm giữ GPLX hoặc xin cấp lại (lấy cớ mất GPLX để được cấp lại) để có cùng lúc có 2 GPLX. Khi bị giữ GPLX này họ vẫn còn 1 GPLX khác để sử dụng.
Trong năm 2016, đội CSGT Bình Triệu còn tồn 2.376 GPLX mà người vi phạm chưa đến nhận dù đã quá hạn đóng phạt Ảnh: An Huy
Thiếu tá Bình cũng cho biết thêm, hiện PC67 cũng đã cho tiến hành nghiên cứu, triển khai nâng cấp phần mềm xử phạt vi phạm hành chính để tự động nhắc và in thông báo đến các cơ quan cấp GPLX đối với các trường hợp bị tạm giữ GPLX quá thời gian quy định mà không đến thực hiện quyết định xử phạt.
Bình luận (0)