Tia chớp dài 320 km
Kết luận được rút ra từ các kết quả quan sát cơn bão vào năm 2007 tại bang Oklahoma, được ghi nhận đã tạo ra một tia chớp dài gần 320 km. Nó kéo dài từ địa phận của TP.Tulsa đi về hướng tây đến sát ranh giới với bang Texas, bao phủ gần 50% bề rộng của bang.
Trong khi đó, tia chớp “bám” bầu trời lâu nhất được ghi nhận tại miền nam nước Pháp, khi một tia sét vào năm 2012 kéo dài đến 7,74 giây. Trong khi đó, hầu hết các tia chớp đều biến mất trong chưa đầy 1 giây và chỉ di chuyển được vài cây số.
“Chúng ta nên cẩn trọng hơn đối với chuyện sấm chớp nếu xuất hiện tia chớp có thể di chuyển ở khoảng cách 320 km”, theo Randy Cerveny - phát ngôn viên về những tình trạng thời tiết và khí hậu khắc nghiệt của WMO. Và đây cũng là lần đầu tiên tia chớp đi vào danh sách các sự kiện thời tiết dữ dội của tổ chức này, theo báo cáo trên bản tin của Tổ chức Xã hội khí tượng học Mỹ.
tin liên quan
Cha mẹ chắp cánh cho 'tia chớp' Usain Bolt như thế nào?“Tia chớp” Usain Bolt, vận động viên điền kinh người Jamaica đã ghi
tên mình vào lịch sử Olympic khi lần thứ ba đoạt HVC cự ly chạy 100m
vào hôm 14.8 tại Olympic Rio 2016.
“Tia chớp có thể khởi động cách hàng chục hoặc hàng trăm cây số, và có thể quay lại nơi bạn đứng”, chuyên gia Timothy Lang, thuộc Trung tâm phi hành không gian Marshall ở Huntsville (Alabama, Mỹ), cho biết.
Kế hoạch dự báo
Việc nghiên cứu tia chớp rất quan trọng vì nó có thể gây chết người khi tiếp đất. Trong năm nay, chỉ tính riêng tại Mỹ đã có 35 ca tử vong vì sét đánh, theo dữ kiện của Cơ quan Quản lý đại dương và khí quyển Mỹ (NOAA).
Đây là con số tử vong cao nhất có liên quan đến hiện tượng thời tiết này kể từ năm 2007, theo trang tin The Weather Channel. Cách đây vài tháng, giới khoa học gia cũng xác định được hồ Maracaibo ở tây bắc Venezuela là “thủ đô” bão sấm sét của thế giới. Dữ liệu thu thập toàn cầu suốt 16 năm do Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) thông báo cho thấy cứ mỗi 1 km2 diện tích ở hồ Maracaibo hứng đến 233 tia chớp mỗi năm, do điều kiện địa hình và khí hậu xung quanh hồ Maracaibo nóng và ẩm, trộn lẫn với các đợt gió lạnh từ dãy Andes kế bên, tạo điều kiện thích hợp cho bão sấm sét xuất hiện.
Các nhà nghiên cứu lên kế hoạch phóng cảm biến phát hiện tia chớp lên quỹ đạo địa tĩnh (trên xích đạo) vào tháng 10 để theo dõi các cơn bão di chuyển khắp bề mặt địa cầu.
Bình luận (0)