Hội thảo vận động đầu tư cho phòng chống và loại trừ sốt rét ở Việt Nam do Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư (Bộ Y tế) cùng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phối hợp tổ chức ngày 31.5, tại Hà Nội.
Theo viện này, trong 5 năm 2011 - 2015, số bệnh nhân sốt rét giảm 57,8%. Số tử vong do bệnh này cũng giảm mạnh (78,6%) và 5 năm liên tục toàn quốc không xảy ra dịch sốt rét.
Tuy nhiên, toàn quốc vẫn còn 11,7 triệu người sống trong vùng sốt rét lưu hành dù đã giảm so với 2009 (15,2 triệu người). Đáng lo ngại, đã xuất hiện ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc ở 5 tỉnh (Bình Phước, Đắk Nông, Quảng Nam, Gia Lai và Khánh Hoà). Mới đây nhất, năm 2015, thêm tỉnh Ninh Thuận xuất hiện ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc.
Các chuyên gia khuyến cáo muỗi truyền bệnh sốt rét và ký sinh trùng sốt rét đều… "khôn" hơn. Trước đây muỗi sốt rét ở trong nhà, khi phun hóa chất nhiều chúng ra ngoài nhà và bây giờ chúng vào tận rừng, do đó đi tìm, diệt chúng rất khó khăn. Với ký sinh trùng sốt rét, trước đây thuốc điều trị có thể diệt chúng trong 24 giờ, hiện nay, bị thuốc tấn công trong 72 giờ, chúng cũng chưa chết.tin liên quan
Sốt rét kháng thuốc có nguy cơ lan rộng
“Báo động hơn nữa, đã có địa phương xuất hiện loại ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc khiến 33% bệnh nhân điều trị bằng thuốc này thất bại (tái phát bệnh) chỉ sau hơn 1 tháng điều trị”, tiến sĩ Trần Thanh Dương, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng T.Ư lo ngại.
Theo các chuyên gia, bệnh sốt rét có nguy cơ quay lại, gia tăng số mắc, tử vong và có thể gây thành dịch nếu không có chiến lược phòng chống bền vững.
Bình luận (0)