Thằng Hành không phải là đứa vừa, chồm lên trả đũa. “Con đầu đàn” tôi phải quát “Thôi” một tiếng để chấm dứt chiến sự.
tin liên quan
Ký sự Người nuôi chó - Kỳ 33: Khi các chiến binh mong muốn hòa bìnhTrong thiên nhiên, con này ăn con kia rồi bị con khác ăn lại, là do sự sắp đặt của tạo hóa nhằm chế ước sự phát triển thái quá của một số giống loài để bảo đảm cho sự sống được cân bằng. Ta gọi là cân bằng sinh thái, chẳng có thiện ác gì ở đây cả.
Con chó không biết nói, mà dù có biết nói chúng cũng không tố cáo lẫn nhau như con người. Nhưng tôi đọc được lý lẽ của từng đứa. Thằng Hành không phải là đứa giành ăn, chỉ vì nó nghĩ rằng cái bát kia còn thức ăn, nghĩa là thức ăn trong bát của thằng Ngò nhiều hơn bát của nó, do đó nó có quyền được ăn tiếp. Có lẽ vì một thời gian dài nó được biệt phái ra cái lán ngoài bầu để canh đàn vịt, ăn ở luôn tại đó, nên nó không còn nhớ thằng Ngò vốn là đứa ăn uống từ tốn từ lúc bé, đến giờ vẫn ăn chậm hơn những đứa khác.
Còn thằng Ngò thì ghét nhất những đứa ăn hỗn, nó đã từng trừng phạt thằng Tỏi cho lên bờ xuống ruộng vì cái thói này. Cho nên chiến sự xảy ra chỉ vì có chút hiểu nhầm. Và ngay lập tức sự hiểu nhầm kia tự động được hóa giải, bằng chứng là buổi tối thằng Hành chủ động nhảy lên bàn ngủ chung với thằng Ngò, còn thằng Ngò thì liếm tai thằng Hành để tỏ thân thiện.
|
Đừng bao giờ nghĩ chó là giống tham ăn, đó là cách nói hồ đồ suy bụng ta ra bụng người. Không có con vật nào trong tự nhiên tham ăn cả, chúng đều biết đủ (tri túc). Con chó đương nhiên tri túc. Những con mà ta gọi là thú dữ như chó sói, hổ, báo, sư tử… tuy ăn những con thú khác để sinh tồn, nhưng chúng chỉ ăn đủ no và chỉ bắt được những cá thể yếu nhất, do đó cũng góp phần duy trì sự cường tráng của giống thú đó. Bởi vậy mà từ lâu các nhà khoa học đã bảo rằng, sở dĩ đàn hươu ở Sibir suy yếu là do chó sói bị săn bắt quá mức.
Chỉ có con người là không tri túc. Con người tàn sát những con vật không chỉ để ăn no bụng mà còn đem phơi khô, đem làm mắm ướp muối, đem ướp đông đóng hộp đóng gói mang đi đổi những thứ khác để thay đổi khẩu vị hoặc phục vụ những trò tiêu khiển của mình, hơn nữa còn lột da chúng để làm giày làm dép, làm áo làm quần, làm thắt lưng làm túi xách nhằm thể hiện “đẳng cấp sang trọng”. Sống với bầy chó, nhiều khi “con đầu đàn” tự phong là tôi đây thấy xấu hổ về cái gọi là nhân tính nhân văn nhân đạo.
tin liên quan
Ký sự Người nuôi chó - Kỳ 32: Ái tình và 'kế hoạch hóa gia đình'(iHay) Yêu đương là chuyện phức tạp nhất của loài người, là thứ chỉ có thi ca mới dám mon men đến gần, nhưng cái thứ thơ mộng và phiền não này đâu chỉ dành riêng cho con người, nó là chuyện của mọi chúng sanh, trong đó có con chó.
|
Tuy nhiên, đối với vấn đề trai gái thì sự thể không đơn giản như chuyện ăn uống. Đối với con người, đâu chỉ có những mối tình đầu bạc răng long trời yên biển lặng, đâu chỉ có tình cho không biếu không đơn phương chiêm bao mộng mị như của Bùi Giáng tiên sinh. Đã có không ít những thiên tình sử kéo theo biết bao nhiêu súng gươm máu xương dâu bể, đã có vô số những cuộc tình huynh đệ tương tàn. Đối với đám chó nhà tôi, tình hình tuy có hơi phức tạp, nhưng không diễn ra nội chiến.
Nếu để tự nhiên thì hậu duệ của lũ chó trong vườn phần lớn sẽ là con cháu thằng Ổi, vì nó là đứa mạnh nhất. Và trong trường hợp đó thì sẽ không có tranh giành đấu đá. Chẳng con nào dám tranh với thằng Ổi. Và tự do luyến ái vẫn có dịp diễn ra khi không có mặt thằng này. Đó chính là trật tự của tự nhiên. Nhưng “con đầu đàn” tôi một là phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình cho lũ chó, hai là không ủng hộ độc quyền của kẻ mạnh, ba là để tránh sự đồng huyết, chủ yếu vì lý do đạo đức, chứ trong tự nhiên lũ chó sói hay chó hoang đâu có phân biệt đồng huyết hay không mà giống nòi của chúng vẫn luôn tráng kiện, bốn là tôi cũng có chút kinh nghiệm con nào phối với con nào thì sẽ sinh ra những đứa con tốt nhất, vì những lẽ trên nên tôi phải có chính sách can thiệp điều tiết.
Thực hiện chính sách đó, “con đầu đàn” tôi phải kiêm luôn chức … “tổng quản thái giám”. Thằng nào được phép thể hiện tình yêu với con nào đều phải theo kế hoạch phân bổ, sự vui vẻ diễn ra ngày nào giờ nào đều được ghi chép cẩn thận. Nhưng cũng chính vì sự điều tiết trái với tự nhiên này cộng với sự thiếu chặt chẽ của các biện pháp cách ly, nên thỉnh thoảng vẫn xảy ra sự hỗn loạn bươu đầu mẻ trán, dẫu vậy cũng không bao giờ diễn ra cảnh lưỡng bại câu thương.
tin liên quan
Ký sự Người nuôi chó - Kỳ 31: Trật tự của lũ chó(iHay) Nuôi một vài con chó, bạn có thể hiểu được cá tính của từng con và
bạn có thể dự đoán được hành vi của nó trong những tình huống cụ thể.
|
Nếu chuyện ăn thỉnh thoảng có chút “hiểu nhầm” và chuyện em út có hơi phức tạp thì chuyện tranh giành địa vị lại vô cùng khốc liệt. Trước đây tôi có nhắc tới thằng Chuối. Tôi không bao giờ quên được hình ảnh nó nằm dưới gốc phượng suốt mấy tháng liền để đợi bố Bim của nó về. Thằng Bim vẫn không về và không còn hy vọng nó sẽ về, giờ thì thằng Chuối cũng không còn nữa. Chính vì tranh giành địa vị con đầu đàn mà thằng Chuối phải vong mạng.
Câu chuyện tranh hùng giữa thằng Ổi và thằng Chuối tôi đã kể chi tiết ở kỳ 9 của ký sự này. Tôi vẫn nghĩ là để cho hai thằng đấu nhau tới cùng, cho thằng thua thần phục thằng thắng thì mới bình yên được. Nhưng cái giá của sự bình yên thì quá đắt. Cái trận cuối cùng đó đã diễn ra. Thằng Ổi gãy mất một cái răng nanh, mồm đầy máu tươi. Thằng Chuối thì bị nhiều vết thương không hề nhẹ. Nhìn cái răng nanh rời khỏi miệng thằng Ổi, tôi cứ đinh ninh là thằng Chuối đã thắng, rằng cả hai thằng sẽ phục hồi nhanh và thằng Ổi sẽ thần phục thằng Chuối. Nhưng tôi đã nhầm. Chỉ hôm sau thì thằng Ổi trở lại bình thường. Còn thằng Chuối thì không.
Những vết thương của thằng Chuối cũng lành mau, nó nhanh chóng đi lại bình thường, nhưng thần sắc thì đổi khác, đôi mắt không còn sinh khí nữa. Vết thương thể xác thì có thể lành, nhưng về tâm lý thằng Chuối đã bị một vết thương trí mạng không hồi phục được. Nó chủ động tránh xa những con chó khác, suốt ngày chỉ đi theo tôi hoặc nằm ngoài gốc phượng. Nó ăn ít dần rồi bỏ ăn, khi ăn lại thì ăn ít hơn, người gầy rộc. Tôi tìm mọi cách chạy chữa cho nó, coi sinh mạng của nó còn hơn là sinh mạng của chính mình, nhưng nó không còn sức để gượng dậy. Một tháng sau thì nó qua đời.
tin liên quan
Ký sự Người nuôi chó - Kỳ 9: Nỗi niềm nan giải(iHay) “Sếp nhất” nghiêm với “con đầu đàn” tôi chứ không nghiêm với những con chó khác.
Từ đó, thằng Ổi nghiễm nhiên trở thành con đầu đàn, đứng sau “con đầu đàn” danh dự là tôi. Kết thúc nội chiến, đã có một con đầu đàn thực thụ rồi thì sẽ không bao giờ có chiến tranh nữa. Lẽ ra con đầu đàn phải có được hai đặc lợi, là được ăn đầu tiên sau những chuyến đi săn và độc quyền về khoản em út. Trong hoàn cảnh ở đây, cả hai cái đặc lợi đó thằng Ổi cũng không có, nhưng nó chẳng có một chút thắc mắc tơ hào nào. Sự có mặt hồn nhiên của nó chính là sự bảo đảm cho một trật tự tự nhiên, cho sự an lành của đám chó và cả cho chúng tôi nữa.
Nhưng lòng tôi vẫn không yên. Ngày nào tôi cũng nhớ thương thằng Chuối, mỗi lần nghĩ đến nó tôi lại thấy mình có lỗi, cái lỗi không biết làm sao mà sửa, dù có quay lại từ đầu.
Bình luận (0)