Để kết thúc một năm cũ đã qua, chuẩn bị đón chào năm mới sắp đến, hầu hết các gia đình người Việt đều thường tổ chức một buổi lễ tất niên.
Thông thường, lễ tất niên sẽ được tiến hành vào chiều 30 tết, tuy nhiên, nhiều gia đình cùng chọn ngày làm tất niên sớm hơn (khoảng từ ngày 25 tháng chạp trở đi). Vào ngày này, mọi người thường quây quần bên nhau, tổ chức tiệc mừng, lễ tổng kết để cùng nhìn lại một năm đã qua, chuẩn bị đón giao thừa và mừng năm mới.
tin liên quan
Sau ngày cúng Táo quân, những điều người Việt cần làm để năm mới gặp mayBên cạnh ý nghĩa gia đình đoàn tụ sum vầy, bữa cơm tất niên còn là nghi thức tiễn biệt năm cũ, sửa soạn đón năm mới, nghinh đón ông Công ông Táo về trần thế tiếp tục cai quản việc bếp núc.
Chuyên gia phong thủy Tuấn Kiệt cho biết: “Mâm cúng tất niên đầy đủ sẽ bao gồm mâm ngũ quả, gà trống luộc, xôi trắng hoặc xôi gấc, bánh chưng, năm chén cơm trắng, nước mắm, trứng gà luộc, giấy tiền, vàng mả, trầu cau, nước trà, rượu và nước trắng. Ngoài ra, có thể bày thêm một số món ăn đặc trưng của ngày tết như canh măng, miến lòng gà, đồ xào, cá kho hoặc chè đậu xạnh…”.
|
Ông Kiệt cũng nói thêm, sau khi bày đồ cúng xong thì gia chủ bắt đầu thắp hương, đọc văn khấn. “Đợi khi tàn hương thì tiến hành hạ lễ, đốt toàn bộ giấy tiền, vàng mả, hương, sớ, văn khấn có trên bàn thờ. Rải gạo, muối và các loại bánh kẹo trước ngõ”, ông Kiệt nói.
Lễ vật cho một mâm cúng tất niên
>> Mâm ngũ quả.
>> Gà trống luộc.
>> Xôi trắng hoặc xôi gấc (không cúng xôi đậu đen, xôi lạc).
>> Một cặp bánh chưng.
>> Năm chén cơm trắng, mỗi chén xới một lần duy nhất.
>> Nước mắm hoặc muối chấm.
>> Một quả trứng gà luộc, kèm theo muối chấm.
>> Giấy tiền, vàng mả, trầu cau.
>> Nước trà, rượu, nước trắng.
>> Các món ăn đặc trưng ngày tết, gia chủ có thể tùy ý lựa chọn như: canh măng, miến lòng gà, rau củ xào, canh khổ qua, cá kho, chè đậu xanh…
|
Bình luận (0)