tin liên quan
Nóng mạng xã hội: Cô gái Việt qua một đêm chinh phục nước Mỹ ở American Idol“Suốt ngày chạy ngoài đường nên quấn lên cho gọn, người ta tưởng mình là con trai hoài hà. Khách leo lên cũng kêu “anh chở tới hẻm đi tui chỉ đường”, vô quán mua nước người ta cũng hỏi “anh mua gì”. Mình gằn giọng luôn “cho anh y cà phê đen nha em”, chị Linh pha trò.
Hình dung của chúng tôi về những người phụ nữ chạy xe ôm có vẻ ngoài rắn rỏi thì không sai, nhưng lại bất ngờ khi biết Thùy Linh năm nay chỉ mới 26 tuổi - độ tuổi mà nhiều cô gái thường phơi phới chưa chồng, tụ tập uống trà sữa hay vi vu cùng bạn bè. Còn Linh đã là một tài xế xe ôm dày dặn kinh nghiệm và là một người mẹ đơn thân mạnh mẽ, có con gái làm động lực mỗi ngày.
|
Khách hủy cuốc vì thấy tài xế nữ
Thùy Linh gắn bó với nghề chạy xe ôm công nghệ đã 2 năm nay. “Mình từng làm rất nhiều nghề từ giao hàng, phục vụ, set-up quán cà phê… nhưng biến cố tình cảm lúc đó khiến mình gần như suy sụp. Mình bèn tìm một công việc khác, tự do hơn, thoải mái hơn. Sẵn "máu" đi đây đi đó, lại có thiện cảm với xe ôm công nghệ khi di chuyển bằng nó rất nhiều trong thời gian mình ở Hà Nội, mình đăng ký vào Grab luôn”, chị kể.
Sau tan vỡ, bố cũng qua đời, chị trở thành trụ cột chính trong gia đình. Dù biết bản thân phụ nữ chạy xe ôm rất vất vả và nhiều rủi ro, nhưng chị vẫn kiên trì bám trụ vì công việc tự do về thời gian và cũng mang lại thu nhập khá ổn để chăm sóc mẹ già và con gái. Chỉ trừ những cuốc xe cho chị cảm giác không an toàn, còn lại, chị nhận tất cả, dù quãng đường rất ngắn hay khách hàng có mã giảm giá.
|
|
|
tin liên quan
Mẹ GS Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn: 'Mong con nên người, không cầu danh vọng'Thỉnh thoảng có con gái nhỏ đi theo, cũng vừa là niềm vui, vừa là động lực cho chị làm công việc nắng gió này. Một ngày của chị bắt đầu từ sáng sớm, sau khi đưa con đến trường, chị lại tất tả nhận khách. Những bữa trưa vội vàng vẫn hay diễn ra ở gốc cây, hè phố nào đó. Nhưng hễ tiện, chị lại tranh thủ ghé rước con về.
“Con bé không hề mặc cảm chuyện mẹ chạy xe ôm, còn tự hào khoe với bạn bè nữa. Có điều nó nói hoài: “Mẹ hứa nay rước con nha”, thương quá nên mình thường tranh thủ trưa, chiều rước nó về, dù nhà gần có thể đi bộ. Con bé thiếu bố rồi… không thể thiếu mẹ được nữa”, người mẹ đơn thân bộc bạch.
|
|
tin liên quan
Điều chưa biết về nữ tiến sĩ 'Tây học' đầu tiên của Việt Nam“Nhiều khách hàng nam còn thẳng thắng là “sợ tay lái phụ nữ yếu nên không yên tâm”, chị Linh cho biết.
Cũng không ít lần, chị gặp những tình huống oái oăm: “Đó là một cuốc xe người nhà đặt giùm nên nghe giọng người đặt rất tỉnh táo. Khi đến nơi, vị khách của mình lại là một người đàn ông trong tình trạng say bí tỉ. Lên xe thì người này ngồi rất sát, thậm chí là ôm eo mình và có hành động khiếm nhã. Lúc đó, mình đã đề nghị vị khách ngồi xích ra nhưng người này không làm theo, thậm chí mình mời xuống xe cũng không xuống. Vì đoạn đường khá ngắn chỉ khoảng 3 km và mình cũng không muốn phiền phức thêm nên cố hoàn thành cuốc xe. May mà khi đến nơi ông ta vẫn trả tiền".
Tình bạn trên những cung đường
Hôn nhân tan vỡ, Thùy Linh trở thành mẹ đơn thân lúc tuổi đời còn rất trẻ. Nhưng trên những cung đường xe chị lăn bánh, chị thấy mình không đơn độc, bởi ở đó có tình cảm anh chị em của cả một cộng đồng tài xế và hơn thế nữa, chị đã tìm được nửa còn lại của đời mình.
Có lẽ với Thùy Linh, biến cố thực sự khiến chị quyết tâm gắn bó với nghề, là lần bố chị bị tai nạn thập tử nhất sinh. Chị kể: “Lần đó, bố mình bị tai nạn xe dẫn đến chấn thương sọ não, trong khi mình đang nhận khách ở xa. Mình cuống cuồng báo cho anh em trong đội Grab ở gần đó biết, thì lập tức, họ là những người có mặt đầu tiên ở hiện trường và giúp bố mình cho đến lúc mọi thứ ổn định. Ròng rã 7 tháng, ông sống đời thực vật rồi cũng mất… nhưng cái tình cảm của những anh em tài xế, có người còn không quen biết, đã khiến mình không quên được”.
|
|
Ngoài bạn bè thân thiết của Linh bây giờ, thì những người mà chị có thể chia sẻ buồn vui hay đơn giản là “xả cục tức” về một cuốc xe bị hủy chính là những nữ tài xế Grab. Và không chỉ trong cộng đồng anh chị em tài xế, cả những khách hàng nhiều khi cũng trở nên thân thiết.
Sẽ có một đám cưới rất... Grab
“Ngoài chạy Grab mình có bán online thêm mấy đồ ăn vặt như bánh tráng, trà sữa do mẹ làm. Khi chở khách, mình bắt chuyện giết thời gian, thế là nhiều lần lại bán được thêm cả cho khách nữa”, chị Linh cười.
tin liên quan
8.3, phụ nữ không liễu yếu đào tơ: Cô gái Mong Manh đội xe máy lên đầuCòn anh Nguyễn Huỳnh Tiên (SN 1987, ngụ Hóc Môn), khi nhắc đến người vợ tương lai của mình, anh cười bẽn lẽn: “Hồi đó hả, khoái bả vì cái tướng tròn tròn nè. Tại mình thích con gái có da có thịt một chút. Thấy cũng chăm chỉ, chịu khó, rồi đi làm chung miết nên thương hồi nào không hay luôn”.
Bản thân anh Tiên, cũng là một người từng đi qua đổ vỡ trong hôn nhân. Hai trái tim đồng điệu nay đã vui tươi trở lại. Có hoàn cảnh giống nhau, lại cùng làm chung một nghề nên cả hai rất hiểu và cảm thông cho nhau. Anh chị còn khoe, cả hai đang tính chụp một bộ ảnh cưới chủ đề “xe ôm”. Cả hai sẽ mặc đồng phục chụp những bức ảnh đời thường của tài xế Grab để kỉ niệm cho tình yêu của mình.
|
|
Người ta vẫn cho rằng, chạy xe ôm là nghề dành cho nam, điều đó cũng chẳng sai. Nam sẽ có lợi thế hơn so với phụ nữ về nhiều mặt, nhưng chỉ cần những người phụ nữ đó có đủ bản lĩnh, đủ kiên trì và được tiếp thêm động lực thì không có gì mà họ không làm được. Nghe Thùy Linh chia sẻ về những dự định tương lai với ánh mắt sáng ngời và nụ cười thường trực, chúng tôi tin chị đã, đang và sẽ hạnh phúc với những gì mình đã chọn.
Bình luận (0)