![]() Người dân P.An Đông, TP.Huế đi lại trong cảnh ngập lụt ngày 12.11 ẢNH: ĐÌNH TOÀN |
![]() Chiếc xe chở hàng cứu trợ hướng về miền Trung xuất hiện khi Huế vừa bị ngập trở lại ẢNH: ĐÌNH TOÀN |
![]() Người lớn đưa trẻ nhỏ đi trên bè phao trên đường Trường Chinh, TP.Huế trải nghiệm mưa lũ. Có lẽ đây là một trong những cách dạy cho trẻ em thích nghi với môi trường xung quanh ở vùng đất thường bị tác động bởi thiên tai ẢNH: ĐÌNH TOÀN |
![]() Ô tô xếp gọn gàng, san sát nhau tránh lũ trên cầu Đông Ba (bắc qua sông Đông Ba) ẢNH: ĐÌNH TOÀN |
![]() Một xế hộp lên cầu Đông Ba tránh lũ ẢNH: ĐÌNH TOÀN |
![]() Trẻ em nội thành Huế đã quen với mưa lũ dầm dề hơn cả tháng qua ẢNH: ĐÌNH TOÀN |
![]() Một góc phố cổ Gia Hội ẢNH: ĐÌNH TOÀN |
Người dân Huế: Chưa làm được đồng mô… thì lụt lại |
![]() Người dân nội thành Huế đã quen cảnh “lũ rút ngang đâu dọn lũ đến đấy” ẢNH: ĐÌNH TOÀN |
![]() Xe máy, ô tô trên cầu Đông Ba ẢNH: ĐÌNH TOÀN |
![]() Mưu sinh ngày lũ ẢNH: ĐÌNH TOÀN |
![]() Một nhóm múa tập dợt bên cạnh những ô tô đỗ tránh lũ khi nước lũ vẫn còn bủa vây nhiều tuyến đường ở Huế ẢNH: ĐÌNH TOÀN |
![]() Người dân đi xem… nước tràn Đập Đá ẢNH: ĐÌNH TOÀN |
![]() Xuống phố ngày... lụt ẢNH: ĐÌNH TOÀN |
Người dân Huế tất tả đưa gia súc chạy lũ |
![]() Bà Lê Thị Gái, 72 tuổi, trú ở đường Nguyễn Chí Thanh cho biết con trai bà làm thợ tiện cơ khí. Suốt mấy tháng qua từ dịch Covid-19 đến bão lũ liên tiếp khiến mẹ con bà mất thu nhập hoàn toàn. “Trận lũ này lên nhanh quá. Cháu nó mới sấy cái máy bị hư ướt đợt lũ trước vừa lắp vào lại hôm qua, thì hôm nay lũ dâng lên lại”, bà Gái kể. ẢNH: ĐÌNH TOÀN |
![]() Người dân đi lại trên một số tuyến phố P.An Đông, TP.Huế ẢNH: ĐÌNH TOÀN |
![]() “Do mình ở đây thì mình biết, nước dâng lên từ từ là biết là nước hỗn rồi chứ gì. Nước bình thường như vậy nếu nước lên thì mình cầm cái lẽ (cái cây) mình đo coi. Mỗi giờ lên mấy là mình biết thôi. Có điều nước hơi hỗn (dâng nhanh)”, ông Lê Quý Thuần, nhà ở số 125 đường Đặng Văn Ngữ, TP.Huế, kể ẢNH: ĐÌNH TOÀN |
![]() Nông dân TP.Huế tranh thủ thu hoạch rau muống trước khi trận lũ ngày 11 - 12.11 nhấn chìm hoàn toàn. Hiện mỗi bó rau muốn bán ở chợ được khoảng 15-20 ngàn đồng, nhưng rất khan hiếm ẢNH: ĐÌNH TOÀN |
Bão số 13 giật cấp 14 đang hướng vào Huế, các tỉnh lân cậnChiều 12.11, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã có công điện chỉ đạo các cơ quan đơn vị gấp rút triển khai ứng phó với bão số 13. Theo công điện, ngày 15.11, vị trí tâm bão ở khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc, 109,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100 -115 km/giờ), giật cấp 14. Đối với tỉnh Thừa Thiên - Huế, do ảnh hưởng của bão số 13 nên từ chiều 14.11 đến 16.11 có mưa to đến rất to, nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, ngập úng, biển động mạnh. Mực nước các sông trên địa bàn tỉnh có khả năng đạt báo động 2 đến báo động 3, biển động dữ dội.
Chiều cùng ngày, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết hiện nước trên sông Hương vẫn còn trên báo động 2, trên sông Bồ trên báo động 3. Tính đến 16 giờ 12.11 các hồ chứa đang tiếp tục "điều tiết" nước lũ về hạ du với lưu lượng lớn (thủy điện Bình điền lưu lượng đến 789m3/s, về hạ du 878m3/s; thủy điện Hương Điền đến 1.021m3/s, về hạ du 1.800m3/s). Cơ quan này cảnh báo tình trạng mưa lũ, ngập lụt sâu tiếp tục xảy ra trên diện rộng, kéo dài tại các vùng trũng thấp, vùng ven sông, khu đô thị ở TP.Huế, TX.Hương Thủy, Hương Trà; các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc sẽ tiếp tục diễn ra.
|
Bình luận (0)