Từ tờ mờ sáng, những chiếc xe thu gom rác với thiết kế chung gồm: 1 xe máy kéo theo phía sau một thùng đựng rác tự chế. Xe được che chắn thành chiếc hộp để chứa càng nhiều rác càng tốt. Cứ thế, xe thu gom rác đi từ hẻm này đến hẻm khác. Anh H., người thu gom rác tại hẻm C1, xã Bình Hưng, H.Bình Chánh, cho biết: “Chỉ xe với thiết kế nhỏ gọn như thế này mới đi vào sâu trong hẻm nhỏ để thu gom rác được. Nếu xe có thùng to quá thì không thể vào sâu trong hẻm”.
tin liên quan
Người dân đòi quy trách nhiệm trong vụ ô nhiễm khu xử lý rácChiều 22.3, ông Phan Ngọc Thọ, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế, cùng đại diện các sở, ngành và H.Phú Lộc đã đối thoại với người dân thôn Nam Phước, xã Lộc Thủy - nơi có khu xử lý chất thải rắn đang gây ra những căng thẳng về môi trường và dân sinh.
Vì thế, khi rác đã đầy thì nhìn chiếc xe vô cùng kinh khủng. Bịch to, bịch nhỏ vắt đầy trên xe, nước thải chảy dài từ hẻm này sang hẻm khác, xe đi đâu hôi đến đó.
Đáng nói hơn, dù “sống cùng rác” nhưng rất nhiều người thu gom rác lại mặc áo ngắn tay, không đeo bao tay, có người chẳng thèm bịt khẩu trang. Với cách làm việc thiếu an toàn như vậy, họ rất dễ mắc các bệnh về hô hấp.
Từ thực trạng này, nên chăng chính quyền thành phố cần hướng đến việc trang bị, quy định về xe thu gom rác dân lập. Xe phải đúng chuẩn, là xe chuyên dụng, nhỏ gọn, bảo đảm không bốc mùi hôi, đổ nước thải ra ngoài. Bên cạnh đó, cần khuyến cáo hoặc bắt buộc người thu gom rác phải mặc đồ bảo hộ, bảo đảm vệ sinh. Khi người thu gom rác có ý thức bảo vệ sức khỏe, vệ sinh cho bản thân thì họ mới bảo đảm được vệ sinh, sức khỏe cho người khác khi xe rác của họ đi qua.
Bình luận (0)