Kết quả phân tích các mẫu nước, mẫu ngao, mẫu tang vật đổ thải xác định, ngao chết không phải do dịch bệnh; không phát hiện bất thường của yếu tố môi trường cơ bản, không phát hiện thấy mối liên quan giữa tảo độc hại với hiện tượng ngao chết hàng loạt.
Cụ thể, qua phân tích 3 mẫu phụ phẩm thủy sản thu từ các thùng tang vật đổ xuống biển (thu trên thuyền của ông Hoàng Văn Thành, bị người dân bắt quả tang đổ thải trái quy định ngày 31.12.2016) cho thấy hàm lượng Cd cao hơn giới hạn cho phép 44,4 - 82,8 lần, NH4 tổng cao hơn giới hạn cho phép 2,25 - 24,2 lần so với quy chuẩn Việt Nam (QCVN).
tin liên quan
Ngư dân lao đao vì ngao chết bất thườngKhoảng nửa tháng nay, ngao nuôi chết hàng loạt khiến ngư dân H.Hậu Lộc
(Thanh Hóa) đứng trước nguy cơ trắng tay, lâm cảnh nợ nần chồng chất.
Tuy nhiên, kết quả phân tích mẫu nước từ vùng nuôi ngao thì hàm lượng Cd nằm trong giới hạn cho phép, còn NH4 cao hơn 7 lần so với QCVN quy định về chất lượng nước biển. Từ thực tiễn nuôi trồng thủy sản cho thấy, giá trị NH4 tổng khoảng 3,5mg/l không thể gây chết ngao hàng loạt.
Sở NN-PTNT Thanh Hóa nhận định, sự biến động lớn về nhiệt độ giữa ngày và đêm (từ ngày 14 - 18.12, nhiệt độ không khí giảm, ban ngày cao nhất 23 độ C, và thấp nhất vào ban đêm khoảng 10 độ C), lại trùng với thời gian phơi bãi ngao là những yếu tố ảnh hưởng xấu, gây sốc cho ngao, kết hợp với mật độ ngao nuôi cao (bình quân 1.000 con/m2, cao gấp 2 - 3 lần so với hướng dẫn kỹ thuật) dẫn đến cạnh tranh nguồn thức ăn và không gian sống là những yếu tố có thể gây chết ngao.
Từ kết quả phân tích và nhận định trên cho thấy, ngao vùng ven biển Thanh Hóa chết hàng loạt không phải do các yếu tố về môi trường nước, chất đổ thải, dịch bệnh mà do thời tiết và mật độ ngao nuôi.
Bình luận (0)